Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Văn hóa - Giải trí

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Cây tre trong đời sống người Việt

25/04/2022 10:34

(KGO) - “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa … đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Từ thuở dựng nước, giữ nước, hình ảnh cây tre đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thời xa xưa chưa có vũ khí hiện đại, tre là nguyên liệu chính để quân dân ta sáng tạo nên nhiều vũ khí lợi hại đánh giặc.

Vượt lên những khó khăn của môi trường sống, cây tre vẫn vươn lên cao vút và ngát xanh. Hình ảnh cây tre gợi lên bao phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam, đó là sự cần cù, chịu thương chịu khó, lạc quan, yêu tự do, hiên ngang, bất khuất và giàu tình yêu thương, đoàn kết.

Thuở khẩn hoang miền Nam, những người đầu tiên đặt chân lên vùng đất mới dùng tre làm dụng cụ đánh bắt cá đồng, chuột đồng để mưu sinh… Trong đời sống, người dân dùng tre dựng nhà, vót đũa, đan rổ… Trong lao động, sản xuất, tre dùng làm bồ đập lúa, bồ chứa lúa, xịa, nia dùng sàng sẩy lúa gạo. Tre còn làm nhịp nối cho đôi bờ kênh, rạch ở những vùng nông thôn xưa. Vì hữu ích nên hầu hết các gia đình ở thôn quê đều trồng vài bụi tre quanh nhà để dùng khi cần. Trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam, cây tre luôn có vai trò quan trọng.

Nhờ có nguồn nguyên liệu từ cây tre mà có nhiều nghề thủ công được hình thành, tạo việc làm cho nhiều lao động. Bà Phạm Thị Diễm Lệ, ngụ ấp Minh Tân, Minh Hòa (Châu Thành) gắn bó với nghề đan đát hơn 6 thập kỷ, bà không chỉ nặng lòng với nghề mà còn nặng lòng với những lũy tre, khóm trúc. Bà Lệ chia sẻ: “Tôi học nghề đan đát từ mẹ. Năm 10 tuổi tôi biết vót tre, đan đát, vót đũa, đến nay hơn 70 tuổi tôi vẫn gắn bó với nghề. Cây tre có lợi về mọi mặt trong đời sống. Mặc dù bây giờ có đồ nhựa nhưng nếu còn người xài đồ bằng tre thì vẫn còn người đan đát”.

 Nghề đan đát từ lâu được công nhận là nghề thủ công truyền thống của dân tộc, tạo việc làm cho nhiều người dân. Kiên Giang có nhiều địa phương còn giữ gìn và phát triển các nghề thủ công liên quan đến tre, trúc như xóm nghề đan đát ở xã Phi Thông (TP. Rạch Giá), ấp Minh Tân, xã Minh Hòa (Châu Thành), xã Vĩnh Thuận (Vĩnh Thuận), xã Bàn Thạch (Giồng Riềng) với nhiều sản phẩm đa dạng như thúng, rổ, cần xé, xịa sàng gạo, xịa phơi cá cơm…

Trẻ em chơi đùa bên những rặng tre.

Ấp Minh Tân, xã Minh Hòa có 500 hộ với hơn 2.200 nhân khẩu, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp là chính và nghề truyền thống đan đát từ tre, trúc. Chị Phạm Thị Diễm Trang - Giám đốc Hợp tác xã đan đát Hòa Tân cho biết, hợp tác xã thành lập năm 2010, tuy lúc đầu gặp nhiều khó khăn trong việc vận động thành viên tham gia, nhưng sau khi thấy được lợi ích hợp tác xã mang lại, người dân đăng ký tham gia. Người dân ở ấp đa số không có ruộng đất, nghề đan đát là nghề chính. Ngày trước, ai làm xong sản phẩm chèo xuồng đem đi bán, bây giờ hợp tác xã nhận đơn giao cho thành viên, sau khi làm xong, thành viên đem sản phẩm đến hợp tác xã có mối tới lấy, không phải lo đầu ra nên ai cũng phấn khởi. Hiện nhiều người chuộng đồ dùng bằng tre để bảo vệ môi trường nên nghề đan đát bắt đầu khởi sắc.

Ngoài các mặt hàng từ nghề đan đát truyền thống, cây tre còn là nguồn cảm hứng bất tận trong những tác phẩm nghệ thuật khi tả về quê hương, trang trí trong những khu du lịch miệt vườn, quán ăn, nhà hàng theo phong cách miền quê Nam bộ. Từ truyền thuyết đến hiện thực đời sống, tre giữ làng giữ nước, dựng nhà lập ấp và gắn với đời sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân Nam bộ nói riêng. Chị Lâm Kim Tâm - chủ quán cơm Tre, đường Lạc Hồng, phường Vĩnh Lạc (TP. Rạch Giá) cho biết: “Cây tre làm được nhiều vật dụng hữu ích, thay thế nhựa dùng 1 lần, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhiều vật dụng của quán làm từ tre mộc mạc và dễ thương nên khách rất thích. Tôi mong muốn người tiêu dùng đánh giá cao hơn về cây tre”.

 Cống hiến, đem lại giá trị tốt đẹp cho đời, thân tre dù không có hương thơm nhưng vẫn cuốn hút. Trong những bức tranh tả về miền quê Việt Nam, các họa sĩ thường vẽ khóm tre - hình ảnh biểu trưng của làng quê cũng như biểu trưng cho tính cách và tình cảm của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh đó luôn hiện hữu trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt.

Bài và ảnh: HỒNG MỤI

Tin cùng mục

12 đơn vị tham gia giải pickleball Kiên Giang mở rộng

12 đơn vị tham gia giải pickleball Kiên Giang mở rộng

Gần 75.000 người chạy vì sức khỏe toàn dân

(KGO) - Tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 tỉnh Kiên Giang thu hút gần 75.000 người tham gia…

  • Kỳ thủ Kiên Giang tập luyện hướng tới  SEA Games 33
    Kỳ thủ Kiên Giang tập luyện hướng tới SEA Games 33
  • Gần 800 vận động viên tham gia hội thao công nhân, viên chức, lao động TP. Rạch Giá
    Gần 800 vận động viên tham gia hội thao công nhân, viên chức, lao động TP. Rạch Giá
  • Cá chốt một nắng
    Cá chốt một nắng
  • Trao 20 giải tại hội thi “Hát khúc khải hoàn”
    Trao 20 giải tại hội thi “Hát khúc khải hoàn”

Tin nổi bật

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt hai Nghị quyết 66-NQ/TW, 68-NQ/TW

Hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt hai Nghị quyết 66-NQ/TW, 68-NQ/TW

Ra quân ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ra quân ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

[Infographics] Người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp dễ dàng hơn qua VNeID

[Infographics] Người dân góp ý sửa đổi Hiến pháp dễ dàng hơn qua VNeID

 Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm việc tại huyện U Minh Thượng

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm việc tại huyện U Minh Thượng

[Infographics] Những điểm cần lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

[Infographics] Những điểm cần lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kiên Giang chỉ đạo tăng cường triển khai công tác y tế trường học

Kiên Giang chỉ đạo tăng cường triển khai công tác y tế trường học

Kiên Giang đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Kiên Giang đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: