Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Xã hội

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Tết Mèo đi chợ... Chuột

17/01/2023 10:52

(KGO) - Cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, có người bạn rủ: “Năm Mèo phải đi chợ Chuột mới gọi là biết hết quê mình”. Thấy tôi ngớ người, người bạn giải thích, tôi mới biết hóa ra ở Kiên Giang có một cái chợ tên rất dân dã, mộc mạc, đó là chợ Chuột. Chợ này ngày nay có tên gọi chính thức trong văn bản hành chính là chợ Minh Thuận, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang).

Sạp rau, củ của chị Huỳnh Ngọc Đang (bìa phải) - tiểu thương chợ Minh Thuận luôn đông khách.

Đến chợ Chuột, tôi lần dò mãi mới tìm ra nguyên do vì sao có tên gọi ấy. “Gọi là chợ Chuột vì trước đây những ngày cận tết, người dân từ trong rừng ra thường mang theo những xâu chuột bắt được họp lại đem bán. Lúc trước, chuột nhiều vô kể, giờ bớt rồi, người dân không còn bày bán nhiều. Ngày nay, thỉnh thoảng vẫn có người đem chuột ra chợ bán”, ông Danh Đạt, nhà ở gần chợ Minh Thuận giải thích. 

Chợ Chuột ngày ấy nay là chợ Minh Thuận, giờ đã được xây dựng khang trang, sạch sẽ, hàng hóa đa dạng hơn. Nhưng người dân nơi đây vẫn giữ nét sinh hoạt cũ, vẫn họp chợ từ lúc tinh mơ đến tầm giữa ngày. Những ngày cận tết, chợ đông đúc, náo nhiệt hơn. 

Chị Lê Thị Liễu (bên trái) đã 14 năm gắn bó với sạp bán trái cây tại chợ Minh Thuận.

Là chợ nông thôn nên từ đầu tới cuối chợ, nhiều người dân đi chợ quen biết nhau. Chợ bán nhiều món quê từ mớ lá chuối, các loại lá thuốc nam, tập tàng, trái me tươi, củ khoai hay mớ cá tôm, vài con gà, con vịt... Ở cuối góc chợ, thỉnh thoảng, mấy bà cụ ngồi bỏm bẻm nhai trầu, trước mặt là mấy lọn bông súng còn bám bùn và mớ hẹ nước xanh mướt.

Không như nhiều chợ ở thành phố, chợ Chuột huyên náo từ rất sớm, tiếng cười nói của người dân hỏi thăm nhau chuyện mùa màng, đồng áng, tiếng í ới của các thương lái chuyển hàng lên chợ. 

Theo người dân địa phương, năm 1992, nhà lồng chợ xây dựng tạm bằng khung gỗ, lợp tole. Đến năm 2015, chợ Minh Thuận được xây dựng; đến năm 2017 thì hoàn thiện, đưa vào sử dụng, với 144 lô mua bán nông sản, hàng tươi sống và 56 lô kinh doanh bách hóa tổng hợp.

Cửa hàng tạp hóa của chị Lê Thị Bé Năm tại chợ Minh Thuận bán đủ các mặt hàng bánh kẹo, hóa mỹ phẩm.

Ông Nguyễn Văn Dớn - nhân viên quản lý chợ Minh Thuận kể: “Chợ Minh Thuận ngày nay khác nhiều so với trước, không còn chợ chồm hổm, thúng, sề của bà con bán cặp con kênh. Khi có chủ trương di dời vào chợ mới, người dân chần chừ vì sợ tốn kém. Ban quản lý chợ gặp rất nhiều khó khăn khi giải tỏa khu chợ cũ, cũng trầy trật khá lâu, hết làm căng chuyển qua năn nỉ, thuyết phục. Mãi đến năm 2019 mới giải tỏa hoàn toàn khu chợ chồm hổm, đưa hoạt động mua bán vào nề nếp, trật tự”.

Đến chợ Minh Thuận, người dân dễ dàng tìm mua được những món bánh quê
như bông lan, bánh kẹp, bánh da lợn, bánh bò.

Chợ mới, đường mới, việc đi lại, mua bán của người dân được thuận tiện, dễ dàng hơn. Đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Điều đáng mừng, khi chợ có nhà lồng mới đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gần 200 hộ dân trong xã Minh Thuận. 

Trẻ em được cha mẹ mua sắm quần áo, nón tại chợ Minh Thuận.

Từng bán quần áo ở lề đường, sau khi chợ Minh Thuận được xây dựng, chị Nguyễn Thị Hồng Thắm đăng ký một lô tại khu chợ bách hóa tổng hợp để bán.

“Lúc trước chỉ có vài hộ buôn bán, người đi chợ ít. Từ khi chợ được mở rộng đến nay, người dân trong và ngoài xã đến mua sắm, việc buôn bán xôm tụ hơn. Chợ đông khách nhất từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Ở đây, người dân đi làm ở Bình Dương rất nhiều. Năm nào tăng ca, thưởng nhiều, bà con về quê mua sắm nhiều, ăn tết lớn. Những ngày cận tết, có ngày tôi bán được từ 12-15 triệu đồng”, chị Thắm chia sẻ.

Trong tiếng nói cười, nhộn nhịp của phiên chợ sớm, đâu đó vọng lại mấy câu bàn luận, dự báo việc mua bán trong những ngày giáp tết năm con mèo. Chị Lê Thị Liễu đã 14 năm gắn bó với sạp bán trái cây tại chợ Minh Thuận nói: “Qua chợ mới mua bán thuận lợi hơn, trái cây lên sạp nhìn tươi, ngon và sạch sẽ hơn. Năm nào cũng vậy, khoảng từ 28 đến 30 tết, tôi bán được nhiều lắm. Mong là năm nay các tiểu thương mua bán được để đón tết sung túc, đủ đầy hơn”.

 

Theo những người lớn tuổi tại xã Minh Thuận, chợ Chuột có từ khoảng những năm 1990. Nơi đây, trước chỉ là một bãi đất trống, vài nông dân đem nông sản ra đó trao đổi, lần hồi thu hút người mua kẻ bán mà thành chợ. 

Ngồi một quán cóc ven chợ Minh Thuận ăn tô bún mắm, trong cái se lạnh của tiết trời vào xuân, lặng lẽ ngắm từng dòng người qua chợ, tôi vẫn còn nghe những tiếng người thăm hỏi, sẻ chia thân thiết. Nhiều người đi chợ không quên mua vài chậu hoa cúc, hoa vạn thọ, nhành mai về chưng tết. Nụ cười rạng rỡ, bước đi tung tăng của các em nhỏ được bà, mẹ dẫn đi mua sắm quần áo mới... Khung cảnh ấy tạo nên nét đẹp chợ quê bình dị nhưng không kém phần náo nhiệt.

Bài và ảnh: BÍCH LINH - BÍCH THÙY

Tin cùng mục

Đoàn từ thiện Kiên Giang chung một tấm lòng tặng 500 suất quà tại tỉnh Gia Lai

Đoàn từ thiện Kiên Giang chung một tấm lòng tặng 500 suất quà tại tỉnh Gia Lai

261 trường hợp nhận bồi thường từ dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn

(KGO) - Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đi qua địa bàn huyện An Biên (Kiên Giang) đang được các đơn vị triển khai, trong đó công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đạt kết quả tích cực. Đến tháng 6-2025, toàn huyện An Biên đã chi trả bồi thường cho 261/305 trường hợp, với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.

  • Ký ức Công nông “ăn cơm bông cỏ”, bán hàng “chợ đen”
    Ký ức Công nông “ăn cơm bông cỏ”, bán hàng “chợ đen”
  • Bàn giao 5 căn nhà nghĩa tình đồng đội
    Bàn giao 5 căn nhà nghĩa tình đồng đội
  • Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, khu vực Kiên Giang có mưa dông nhiều nơi
    Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, khu vực Kiên Giang có mưa dông nhiều nơi
  • Thời tiết Kiên Giang trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025
    Thời tiết Kiên Giang trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình Kiên Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: