Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Xã hội

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Sẽ điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995

20/03/2023 09:32

(KGO) - Dự kiến từ ngày 1-7, sẽ có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1-1-1995 thuộc đối tượng điều chỉnh tăng thêm, kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 330 tỷ đồng.

Nhân viên Bưu điện huyện Vĩnh Thuận đến trụ sở ấp Đồng Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc (Vĩnh Thuận) chi tiền trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên cho người dân. Ảnh: MI NI

Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, ngoài việc thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ chung đối với tất cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội còn đề xuất điều chỉnh thêm đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1-1-1995 mà có mức hưởng dưới 3.000.000 đồng/tháng.

Đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người đã có thời gian làm việc, cống hiến trong khu vực Nhà nước giai đoạn trước năm 1995 có mức hưởng thấp hơn so với mặt bằng chung.

Lần gần nhất Chính phủ thực hiện điều chỉnh chính sách này là từ ngày 1-1-2022, theo quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Cụ thể, đối với người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 sau khi đã thực hiện điều chỉnh tăng thêm 7,4% mà có mức hưởng dưới 2,3 triệu đồng/tháng, thì được tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng. Theo đó, mức hưởng trên 2,3 triệu đồng/người/tháng và dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng thì được tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ thực tiễn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1-1-1995 cho thấy, mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng đã được xác định dựa trên thời gian công tác thực tế và mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc của người lao động.

Tuy nhiên, với đặc thù của chính sách tiền lương giai đoạn trước năm 1995, cùng với các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm đó, nên phần lớn người lao động nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động với thời gian làm việc ngắn và mức tiền lương trước khi nghỉ việc thấp. Từ đó ảnh hưởng đến mặt bằng chung về mức hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng của nhóm đối tượng này.

Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng đã dừng hưởng theo quy định, sau đó được nhà nước ban hành chính sách cho tiếp tục hưởng trợ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên mức hưởng khá thấp so với mặt bằng chung (mức trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 613/QĐ-TTg là 1.443.633 đồng/người/tháng).

Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội “quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ và Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội  “hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp”, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội đề xuất điều chỉnh đối tượng điều chỉnh đối với người nghỉ hưu từ trước ngày 1-1-1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định chung mà có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Theo Bộ này, việc xác định mốc 3 triệu đồng/người/tháng đề làm căn cứ điều chỉnh được tính toán dựa trên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP, và thực hiện việc điều chỉnh tăng 20,8% theo mức tăng của mức lương cơ sở và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở theo Nghị quyết số 69/2022/QH15.

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối. Cụ thể, những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1-1-1995 sau khi điều chỉnh tăng thêm 12,5% theo mức điều chỉnh chung, mà có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng trở xuống. Tăng lên bằng 3 triệu đồng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng.

Đánh giá tác động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng thực hiện giải pháp nêu trên thì bên cạnh chi ngân sách nhà nước để thực hiện điều chỉnh lương hưu chung cho các nhóm đối tượng, thì nguồn ngân sách nhà nước sẽ phải cân đối thêm nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh đối với nhóm có mức lương hưu thấp dưới 3 triệu đồng/tháng.

Dự kiến, có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1-1-1995 thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chỉ trả với kinh phí khoảng 330 tỷ đồng.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

Tin cùng mục

Tầm soát bệnh cho công nhân, lao động nữ

Tầm soát bệnh cho công nhân, lao động nữ

Hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

(KGO) - Ngày 12-5-2025, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành văn bản 1129/UBND-MTQG về triển khai thực hiện một số nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

  • Hành động đẹp của học sinh xã đảo Lại Sơn
    Hành động đẹp của học sinh xã đảo Lại Sơn
  • Hơn 120 bệnh nhân nghèo huyện An Biên được phẫu thuật mắt miễn phí
    Hơn 120 bệnh nhân nghèo huyện An Biên được phẫu thuật mắt miễn phí
  •  Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái
    Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái
  • Xã Vĩnh Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Xã Vĩnh Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tin nổi bật

Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Xây dựng Kiên Hải thành đặc khu hành chính có tính đặc thù

Xây dựng Kiên Hải thành đặc khu hành chính có tính đặc thù

Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng bệnh uốn ván

Mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng bệnh uốn ván

Tổng Bí thư: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 đảm bảo đúng tiến độ

Tổng Bí thư: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 đảm bảo đúng tiến độ

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tiết kiệm điện hiệu quả tại hộ gia đình

Tiết kiệm điện hiệu quả tại hộ gia đình

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Hành trình tìm lại tên cho những liệt sĩ vô danh

Hành trình tìm lại tên cho những liệt sĩ vô danh

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: