04/10/2022 17:28
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21-11-2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2008.
Sau gần 15 năm được Quốc hội thông qua, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến tích cực về nhận thức các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình; xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình và nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.
Tuy nhiên, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông - Lê Thị Phà Ca đóng góp dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), chiều 4-10.
Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 56 điều, có 5 nhóm điểm mới. Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng. Ngoài trẻ em còn một số nhóm đối tượng khác có những đặc điểm đặc thù như người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ mang thai...
Góp ý vào dự thảo, đa số các đại biểu cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là điều cần thiết để xử lý vấn đề bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay.
Các đại biểu tập trung thảo luận đưa ra nhiều ý kiến bổ sung quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phòng, chống bạo lực gia đình; xem xét lại một số quy định khó áp dụng, triển khai trong thực tế; một số điều cần quy định rõ, cụ thể để thực hiện trong thực tế.
Đại biểu cũng đề nghị cần có giải pháp lưu trữ bằng chứng về bạo lực gia đình, báo tin và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình...
Thạc sĩ Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang đóng góp dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), chiều 4-10.
Kết luận hội nghị, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Thị Kim Bé ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Đồng chí mong muốn các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, góp ý kiến gửi đến đại biểu Quốc hội, đây là căn cứ để Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang nghiên cứu, tham gia góp ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tới.
Tin và ảnh: THỦY TIÊN
(KGO) - Sáng 11-12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn hiện nay".
Tổng số lượt truy cập: