02/06/2022 13:30
Sau nhiều tuần thảo luận, các nhà lãnh đạo EU vừa qua đã đạt được thỏa thuận, trong đó cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga được vận chuyển qua đường biển. Tuy nhiên, lệnh này không áp dụng với lượng dầu được vận chuyển qua đường ống dẫn dầu trên đất liền. Đây cũng là cách Hungary nhập khẩu dầu thô từ Nga, nguồn năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia thành viên EU này. Trong thông báo trên mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Orban nhấn mạnh EU đã nhất trí rằng những quốc gia nhận dầu qua đường ống có thể tiếp tục vận hành nền kinh tế theo những điều kiện trước đây. Ông Orban khẳng định một lệnh cấm triệt để sẽ để lại hậu quả to lớn đối với Hungary, song Budapest đã tránh được kịch bản này.
Trước đó, trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh bất thường EU diễn ra trong hai ngày 30 và 31-5, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về nguyên tắc cắt giảm 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay, đồng thời giải quyết những bế tắc trong đàm phán với Hungary về gói trừng phạt được cho là nghiêm ngặt nhất của EU nhằm vào Moskva.
Hiện nay, hơn 60% lượng dầu của Nga mà EU nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, khoảng 30% còn lại là thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba. Theo đó, lệnh cấm vận dầu mỏ của EU nhằm vào Nga sẽ ngay lập tức được áp dụng đối với lượng dầu mỏ được vận chuyển qua đường biển nói trên. Mức cấm vận sẽ tăng lên 90% một khi Ba Lan và Đức, hai nước có kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba, ngừng nhập khẩu qua tuyến đường này vào cuối năm nay. Và 10% còn lại sẽ tạm thời được miễn cấm vận để Hungary cùng với Slovakia và Cộng hòa Séc vẫn nhập khẩu được dầu thông qua tuyến đường ống vốn không dễ dàng thay thế này.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Hungary là quốc gia nằm sâu trong đất liền không giáp biển phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga, trong khi Slovakia và Cộng hòa Séc có kết nối với nhánh phía nam của tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba, Khoảng 65% nhu cầu dầu mỏ của Hungary là do Nga cung cấp qua đường ống Druzhba. Hungary lo ngại rằng lệnh cấm dầu mỏ của Nga sẽ khiến nước này bị thiếu năng lượng nghiêm trọng, khiến giá cả tăng vọt, đẩy kinh tế vào cảnh suy thoái và làm suy yếu an ninh năng lượng. Hungary hiện đã nhận được sự bảo đảm từ các nhà lãnh đạo khác trong EU rằng các biện pháp khẩn cấp sẽ được áp dụng trong trường hợp “đột ngột gián đoạn nguồn cung”.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xác nhận đã cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan, sau khi GasTerra từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Trong thông báo, Gazprom nêu rõ các khoản thanh toán cho lượng khí đốt vận chuyển vào tháng 4 phải được trả bằng đồng ruble.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền đông Ukraine, Moskva đã đề nghị khách hàng là “các quốc gia không thân thiện”, trong đó có nhiều nước thành viên EU thanh toán bằng đồng ruble. Nga hiện đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan do từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng ruble.
GasTerra, công ty đại diện cho Chính phủ Hà Lan mua khí đốt, khẳng định đã thu xếp được phương án mới để bù đắp cho 2 tỷ m3 khí đốt của Nga mà đáng lẽ ra doanh nghiệp này sẽ nhận được từ nay cho đến tháng 10 tới.
Nguồn: VietnamPlus
(KGO) - Hãng tin Times Now đưa tin có thêm 16 trẻ sơ sinh đang trong tình trạng nguy kịch sau vụ hỏa hoạn. Các quan chức tin rằng nguyên nhân gây ra hỏa hoạn có thể xuất phát từ một sự cố chập điện.
Tổng số lượt truy cập: