13/04/2023 18:48
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang sau khi chính phủ nới lỏng quy tắc bắt buộc. Ảnh: Reuters
Kết quả cuộc khảo sát của Laibo – một công ty phát triển sự nghiệp có trụ sở tại Tokyo – thực hiện trên 750 người trưởng thành đi làm từ 5 đến 7-4 cho thấy có tới gần 40% người tham gia trả lời họ đeo khẩu trang vô điều kiện. 53,4% số còn lại cho biết họ đeo khẩu trang tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Tổng cộng có tới 93% người trả lời tiếp tục đeo khẩu trang.
Ngày 13-3, chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, để người dân tự lụa chọn quyết định của mình trong hầu hết các tình huống.
Trong số những người lựa chọn tiếp tục đeo khẩu trang, đa số 42,6% cho biết họ làm như vậy theo thói quen và 37,9% người chia sẻ họ đeo khẩu trang vì nhiều người khác cũng làm như vậy.
Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy việc đeo khẩu trang xuất phát từ quy định riêng của các công ty áp dụng đối với nhân viên. Trong cuộc khảo sát của Laibo, 35% người trả lời cho biết họ đeo khẩu trang vì nơi làm việc khuyến nghị điều đó.
Tại Aeon - nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, tất cả 500.000 nhân viên vẫn đeo khẩu trang trong giờ làm việc. Trước khi vào giờ làm, nhân viên cũng phải báo cáo cho trưởng bộ phận xem có các triệu chứng COVID hay không.
FamilyMart và các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác cũng khuyến cáo nhân viên đeo khẩu trang.
Các công ty trong lĩnh vực sản xuất cũng áp dụng quy tắc đeo khẩu trang đối với công nhân.
"Nếu một đợt bùng phát COVID xảy ra trong công ty, chúng tôi sẽ phải tạm dừng dây chuyền sản xuất", đại diện của nhà máy chuyên sản xuất công cụ Okuma cho biết.
Tại Mitsubishi Heavy Industries, toàn bộ nhân viên làm việc phải đeo khẩu trang nếu họ không thể giữ khoảng cách với nhau ít nhất 1 mét.
Theo một cuộc khảo sát các giám đốc điều hành mà Nikkei tiến hành vào tháng trước, chỉ 31,1% doanh nghiệp Nhật Bản có ý định dỡ bỏ các quy tắc đeo khẩu trang, trong khi 49% cho biết họ sẽ nới lỏng các chỉ thị.
Kazuya Nakayachi, một giáo sư chuyên về tâm lý xã hội tại Đại học Doshisha ở Kyoto, giải thích: “Các công ty cảm thấy việc duy trì quy định đeo khẩu trang là hợp lý và dễ thực hiện vì chi phí đầu tư vào biện pháp này chỉ bằng 0. Đối với cá nhân người lao động, nếu họ đeo khẩu trang tại nơi làm việc và mọi người xung quanh không bỏ khẩu trang ra, họ cũng sẽ rất ngại để cởi bỏ và thậm chí tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả khi ra về”.
Mặc dù người dân tiếp tục dùng khẩu trang song lượng khẩu trang bán ra trong tháng 3 năm nay chỉ cao hơn 12% so với tháng 3 năm 2019, cho thấy lượng mua hàng đang tiến gần đến mức trước đại dịch COVID-19. Doanh số bán khẩu trang cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ nghiêm trọng của mùa phấn hoa đối với những người bị dị ứng.
Các nhà sản xuất khẩu trang và các thiết bị liên quan đến dịch COVID-19 đã bắt đầu điều chỉnh sản lượng. MinebeaMitsumi cho biết vào cuối tháng 3 rằng họ sẽ ngừng bán khẩu trang làm từ vải không dệt sau khi hết hàng.
Tập đoàn hóa chất Mitsubishi cho biết các lô hàng tấm acrylic, được sử dụng để làm vách ngăn trong nhà, đã giảm hơn một nửa kể từ khi doanh thu đạt đỉnh vào năm 2020.
Trong cuộc khảo sát của Laibo, 75% số người được hỏi cho biết họ dự định tiếp tục đeo khẩu trang mọi lúc hoặc khi cần thiết. Nhiều công ty, bao gồm Aeon và Mitsubishi Heavy, vẫn chưa quyết định họ sẽ làm gì sau khi Nhật Bản hạ cấp COVID-19 xuống cùng hạng mục bệnh truyền nhiễm với bệnh cúm mùa vào tháng 5.
Theo TTXVN
(KGO) - Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi cả 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ là Donald Trump và Kamala Harris đều nỗ lực khai thác lợi thế từ các nhóm cử tri then chốt. Trong khi ông Trump tập trung vào cử tri nam trẻ, bà Harris đặt cược vào sự ủng hộ của cử tri nữ độc lập và ôn hòa.
Tổng số lượt truy cập: