Báo Kiên Giang
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
  • Media

Trang chủ Phóng sự - Ghi chép

Bài 2: Hộ kinh doanh ngại “lớn”, vì sao?

03/09/2020 18:57

Dù biết sẽ nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn nhưng phần đông các hộ kinh doanh đều “né” việc chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Nhiều chủ hộ kinh doanh cho rằng khi chuyển đổi họ phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý cao hơn như nghĩa vụ thuế, các loại giấy phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra, thủ tục kê khai, quyết toán thuế sẽ tăng. Thêm vào đó, doanh nghiệp phải thuê nhân công, lập bộ phận kế toán khiến chi phí tăng. Một số hộ có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tiến tới hoạt động chuyên nghiệp hơn nhưng lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản trị nên còn chần chừ, chưa muốn chuyển đổi.

NHIỀU NGUYÊN NHÂN

TP. Rạch Giá (Kiên Giang) là địa bàn có số lượng hộ kinh doanh nhiều nhất tỉnh, với 4.489 hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế, trong đó có 18 doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Tiếp cận với một số hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Rạch Giá, chúng tôi ghi nhận được nguyên nhân khiến phần lớn hộ kinh doanh chưa muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp do nhận thức của các chủ hộ về mô hình hoạt động của doanh nghiệp chưa đầy đủ. Nhiều hộ cho rằng thủ tục lên doanh nghiệp còn phức tạp. Do hạn chế về trình độ quản trị, lo ngại trong chính sách kê khai thuế, kế toán nên nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa “mặn mà” với định hướng chuyển đổi.

Chị Nguyễn Thị Thái Huyền - chủ một cơ sở kinh doanh dịch vụ spa trên đường 3 Tháng 2, phường Vĩnh Lạc (TP. Rạch Giá) chia sẻ: “Dù kinh doanh dịch vụ làm đẹp, hàng hóa mỹ phẩm có doanh thu lớn, tuy nhiên khách hàng chủ yếu là khách lẻ nên ít có nhu cầu xuất hóa đơn. Khi kinh doanh với tư cách hộ cá thể, tôi vừa có thể quản lý vừa kiêm luôn kế toán. Nếu phát triển lên doanh nghiệp, tôi ngại sẽ phải tuyển thêm nhân sự do phải đáp ứng nhiều quy định khác”.

Đồng chí Trương Trung Hiếu - Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch TP. Rạch Giá cho rằng nguyên nhân khiến hộ kinh doanh chưa chịu “lớn” bởi hộ kinh doanh không phải ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội, chứng từ kế toán đơn giản, được áp dụng chế độ thuế khoán, không phải khai thuế hàng tháng, phù hợp cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô gọn nhẹ.

Là chủ cơ sở dịch vụ nông nghiệp với 15 máy cắt hoạt động xuyên suốt, một xưởng sửa chữa máy móc sử dụng thường xuyên hơn chục lao động, lợi nhuận từ 600 - 700 triệu đồng/năm nhưng ông N.T.H, ngụ xã Mỹ Phước (Hòn Đất) chưa muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, đến tháng 5-2020, toàn tỉnh có 9.715 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký 116.000 tỷ đồng, vượt 715 doanh nghiệp so mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2020.

Theo quy định, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tại khoản 3, Điều 49, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, hộ ông H phải thực hiện thủ tục chuyển đổi lên doanh nghiệp, nhưng ông vẫn chưa thực hiện vì cho rằng chưa thật sự cần thiết và sợ tốn kém chi phí thuê kế toán.

“Khi thành lập doanh nghiệp, thủ tục hành chính phức tạp hơn, phải thuê thêm kế toán, đóng bảo hiểm, thuế...”, ông H nói. Ngoài ông H, có nhiều trường hợp không muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp để tìm cách tránh thuế vì khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh vẫn được hưởng chế độ thuế khoán.

NGẠI LÊN DOANH NGHIỆP

Đồng chí Đào Duy Hưng - Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nói: “Trong 9.715 doanh nghiệp trong tỉnh đang hoạt động chỉ có 32 doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Dù cơ quan chức năng tạo điều kiện chuyển đổi giấy phép kinh doanh nhưng phần đông hộ kinh doanh vẫn còn tâm lý e ngại. Họ còn cân nhắc, thận trọng khi chuyển đổi mô hình vì lo ngại các thủ tục hành chính có thể còn rườm rà, chưa phù hợp. Việc chuyển thành doanh nghiệp yêu cầu các hộ kinh doanh phải mở sổ sách, thuê kế toán, lập báo cáo tài chính...”.

Câu chuyện “lên” doanh nghiệp của hộ kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng. Do quy mô kinh doanh nhỏ, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, hộ kinh doanh chưa thể đáp ứng các yêu cầu khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Hầu hết hộ kinh doanh lúng túng trước vấn đề pháp lý, nghiệp vụ kế toán, quản lý, tin học.

Anh Đoàn Ngọc Dũng - chủ cơ sở sản xuất tinh dầu Nathea, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) trưng bày sản phẩm tại cửa hàng.

Anh Đoàn Ngọc Dũng - chủ cơ sở sản xuất tinh dầu Nathea tại khu phố Đông An, thị trấn Tân Hiệp (Tân Hiệp) cho biết gia đình anh sản xuất và kinh doanh tinh dầu tự nhiên đã 3 năm nay, nhưng chưa nghĩ đến việc phát triển thành doanh nghiệp. “Nguyên nhân có nhiều, nhưng trước hết vì quy mô hoạt động nhỏ, chủ yếu dựa vào nhân lực trong gia đình. Nếu cố gắng “lên” doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số yêu cầu bắt buộc như sổ sách kế toán, mô hình tổ chức và quản lý cũng phức tạp hơn, nhất là sẽ chịu mức thuế cao hơn”, anh Dũng nói.

Đồng chí Bùi Trung Thực - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Rạch Giá cho biết: “Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là chủ trương vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho nền kinh tế. Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hơn. Khi có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp, hàng hóa dễ đi vào hệ thống phân phối, doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn hay huy động vốn để phát triển. Hơn hết, doanh nghiệp dễ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, có nhiều cơ hội liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề”.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Trung Thực, phần đông hộ kinh doanh vẫn muốn nộp thuế theo hình thức thuế khoán và không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhất là các hộ kinh doanh tạp hóa, hàng tiêu dùng, ăn uống, giải trí, vật liệu xây dựng… với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi nhỏ, số lượng lao động ít và làm theo ca.

Đặc điểm chung của các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ, lẻ, chưa nắm được thủ tục pháp lý. Các hộ kinh doanh chưa có sự nhìn nhận đúng mức về việc cần phải phát triển, mở rộng kinh doanh, áp dụng kịp thời các công nghệ mới, mô hình quản lý mới.

Bài và ảnh: ĐẶNG LINH

 

Tin liên quan

>Bài cuối: Cần động lực cho bước chuyển của hộ kinh doanh

Bài cuối: Cần động lực cho bước chuyển của hộ kinh doanh

Tập trung tuyên truyền, hỗ trợ, thuyết phục để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp là việc làm cần thiết thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

>Bài 1: Hơn cả lợi ích kép

Bài 1: Hơn cả lợi ích kép

Kiên Giang triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh hoạt động, thúc đẩy chuyển đổi thành doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 9.000 doanh nghiệp.

Tin cùng mục

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài cuối: Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển

(KGO) - Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19, chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn Kiên Giang linh hoạt thích ứng, làm mới sản phẩm, nâng cao cơ sở vật chất, cải thiện dịch vụ, chú trọng chuyển đổi số... Ngành du lịch Kiên Giang sẵn sàng khai thác các cơ hội mới.

  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp

Tin nổi bật

Vai trò của nông dân và các hợp tác xã rất quan trọng trong thực hiện đề án

Vai trò của nông dân và các hợp tác xã rất quan trọng trong thực hiện đề án

Kỷ luật cảnh cáo Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang và Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang

Kỷ luật cảnh cáo Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang và Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 30 cán bộ giữ chức vụ do HĐND tỉnh Kiên Giang bầu hoặc phê chuẩn

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 30 cán bộ giữ chức vụ do HĐND tỉnh Kiên Giang bầu hoặc phê chuẩn

An Minh thực hiện vượt 21 chỉ tiêu nghị quyết

An Minh thực hiện vượt 21 chỉ tiêu nghị quyết

Kiên Giang tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2023

Kiên Giang tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2023

Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh tiếp xúc cử tri TP. Hà Tiên

Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh tiếp xúc cử tri TP. Hà Tiên

Gò Quao phát triển vùng sản xuất cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái

Gò Quao phát triển vùng sản xuất cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái

Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang quyết liệt thực hiện 3 khâu đột phá

Đảng ủy Quân sự tỉnh Kiên Giang quyết liệt thực hiện 3 khâu đột phá

  • Thời sự
  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Trong tỉnh
  • Kinh tế
  • Thời trang
  • Trong nước
  • Y tế
  • Xã hội
  • Xây dựng nông thôn mới
  • Môi trường
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: Nguyễn Tấn Vạn
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3949561 - Email: toasoan@baokiengiang.vn
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: