Báo Kiên Giang
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
  • Media

Trang chủ Phóng sự - Ghi chép

Bài 1: Sức sống vùng biên

15/09/2020 08:45

Trên vùng biên giới huyện Giang Thành, mô hình “Dân vận khéo” hũ gạo tình thương, vườn - ao - chuồng của Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều (Giang Thành) giúp người dân giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

TRỒNG CHANH TRÊN ĐẤT PHÈN

Huyện Giang Thành vốn là vùng đất khô cằn, chua phèn, nay được bàn tay con người cải tạo dậy nên sức sống. Mô hình hũ gạo tình thương, vườn - ao - chuồng của Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi thực hiện từ năm 2007 nhưng đến năm 2016 các chị em mới đăng ký mô hình “Dân vận khéo”.

Năm 2007, phụ nữ ấp Vĩnh Lợi chỉ làm ruộng nhưng lời nhiều nhất cũng khoảng 3 triệu đồng/công. Có gia đình do phụ nữ làm chủ hộ chỉ có 3 công đất sản xuất chỉ đủ gạo ăn, không đủ chi phí lo cho con học hành, cuộc sống thiếu trước hụt sau.

Không chịu khuất phục trước khó khăn, chị Phạm Thị Lụa, ngụ ấp Vĩnh Lợi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi và quyết định đem cây chanh giấy về trồng trên đất vùng biên này. Không chỉ trồng chanh, chị Lụa còn xen canh trồng cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài như trồng ớt, cà…

Chị Phạm Thị Lụa, ngụ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều (Giang Thành) kết hợp trồng chanh, ổi cho hiệu quả cao. Trong ảnh: Chị Lụa dùng túi bọc trái ổi để tránh bị sâu phá.

Với 6 triệu đồng mua chanh giống, sau 2 năm trồng, mô hình của chị Lụa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi công chanh chị Lụa lời cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Chị Lụa được Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Điều quan tâm, tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất.

Chanh bán được giá, từ 7 - 10 ngày,  chị thu hoạch, mỗi tháng bán được khoảng 10 triệu đồng. Hiện chị Lụa mua thêm 7 công đất cải tạo để trồng chanh không hạt, ổi, cà, đậu bắp... Chị lắp hệ thống tưới tự động 30 triệu đồng để giảm thời gian lao động và giúp việc tưới nước cho cây trồng tốt hơn.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Lụa còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn chị em trong ấp cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả, vườn tạp chuyển sang trồng chanh. Chị Lụa kể: “Khi tôi mới trồng chanh, nhiều chị em không tin tưởng mô hình nên không làm. Đến khi vườn chanh cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều chị bắt đầu làm theo”.

Có lúc bị người khác nói lo việc bao đồng vì vận động nhiều chị em trong ấp thực hiện mô hình vườn - ao - chuồng nhưng chị Lụa vẫn không ngại. Thấy nhiều hộ thoát nghèo từ mô hình trồng chanh, chị Lụa càng nhiệt tình giúp đỡ thêm nhiều phụ nữ phát triển kinh tế gia đình.

Chị Trần Thị Tuyết Mai (bìa trái), ngụ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều (Giang Thành) trao đổi với cán bộ dân vận của xã Vĩnh Điều và huyện Giang Thành về hiệu quả của mô hình trồng chanh.

CÙNG NHAU LÀM GIÀU

Mô hình vườn - ao - chuồng phát triển ở ấp Vĩnh Lợi phải kể vai trò của chị Trần Thị Tuyết Mai. Năm 2007, chị Mai là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi đã mạnh dạn tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang mô hình vườn - ao - chuồng.

Khi thực hiện mô hình hũ gạo tình thương, vườn - ao - chuồng vào năm 2016, việc vận động của Chi hội Phụ nữ ấp Vĩnh Lợi thuận lợi hơn.

Trong mô hình vườn - ao - chuồng, phụ nữ ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Điều (Giang Thành) kết hợp trồng chanh với trồng sen, nuôi cá.

Mô hình vườn - ao - chuồng có 13 hộ dân trong ấp tham gia, trong đó 7 hộ nghèo tham gia trồng chanh, sen, nuôi cá… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chị Mai là một trong những hộ thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao nhất. Hiện chị Mai trồng 7 công chanh, thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Chị Mai có 5 người con, trong đó 4 người đều học đại học, con út của chị còn học phổ thông.

Với mô hình trồng chanh kết hợp trồng sen, dừa, nuôi cá và làm ruộng, hàng năm, gia đình chị thu về hơn 200 triệu đồng. Chị đã cất được căn nhà khang trang với kinh phí cả tỷ đồng năm 2017 trên mảnh đất vùng biên mà chừng 10 năm trước hầu như là nhà đơn sơ.

Không chỉ có chị Lụa, chị Mai mà nhiều hộ dân ấp Vĩnh Lợi đã phát triển mô hình vườn - ao - chuồng vươn lên ổn định cuộc sống như hộ chị Dương Thị Tuyết vốn thuộc diện hộ nghèo nay vươn lên ổn định cuộc sống; hộ chị Nguyễn Thị Hương cũng từ khó khăn vươn lên khá giả…

Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 7.995 mô hình “Dân vận khéo” đăng ký cấp cơ sở, trong đó 2.692 mô hình đăng ký cấp huyện và tương đương, 976 mô hình đăng ký cấp tỉnh. Kết quả có 825 mô hình được công nhận đạt tiêu chí “Dân vận khéo” cấp tỉnh; 2.158 mô hình được công nhận đạt tiêu chí “Dân vận khéo” cấp huyện và tương đương, chiếm 80,1% so với tổng số đăng ký; 6.360 mô hình được công nhận đạt tiêu chí “Dân vận khéo” cấp cơ sở năm 2020, chiếm 79% so với tổng số đăng ký.

Hiện nhiều hộ dân ấp Vĩnh Lợi thực hiện mô hình vườn - ao - chuồng thu nhập bình quân từ 8 triệu đồng/hộ trở lên, có những hộ lời hàng trăm triệu đồng/năm. Các chị còn thử nghiệm trồng sầu riêng. Ngoài ra, các chị còn góp gạo hàng tháng để nuôi người già neo đơn trên địa bàn ấp.

Đồng chí Trần Văn Trọng - Phó trưởng Khối Dân vận xã Vĩnh Điều khẳng định: “Mô hình phát huy hiệu quả giúp hội viên, phụ nữ ấp Vĩnh Lợi vươn lên thoát nghèo bền vững, trong đó nhiều chị vươn lên khá giàu. Hiện mức sống của nhiều hộ có phụ nữ là chủ hộ được nâng cao.

Nhiều hội viên, phụ nữ thực hiện mô hình trở thành tấm gương phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi. Đây là mô hình “Dân vận khéo” mang hiệu quả thiết thực, khối dân vận xã tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã”.

Bài và ảnh: THU OANH

  • Từ khóa:
  • dân vận

Tin liên quan

>Bài cuối: Nông dân giữ đường biên, cột mốc

Bài cuối: Nông dân giữ đường biên, cột mốc

Ở địa bàn phường biên giới Mỹ Đức (TP. Hà Tiên), từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Nông dân phường khéo tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của hội viên, nông dân, giúp hội viên, nông dân vừa phát triển kinh tế vừa tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc quốc gia.

>Bài 2: Cách làm hay giúp người nghèo, học sinh khó khăn

Bài 2: Cách làm hay giúp người nghèo, học sinh khó khăn

Thấy người dân xã đảo còn nhiều khó khăn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh nghèo tiếp tục đến trường; hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Tin cùng mục

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài cuối: Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển

(KGO) - Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19, chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn Kiên Giang linh hoạt thích ứng, làm mới sản phẩm, nâng cao cơ sở vật chất, cải thiện dịch vụ, chú trọng chuyển đổi số... Ngành du lịch Kiên Giang sẵn sàng khai thác các cơ hội mới.

  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp

Tin nổi bật

Tỉnh Kiên Giang làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

Tỉnh Kiên Giang làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

Tín hiệu vui của du lịch Kiên Giang

Tín hiệu vui của du lịch Kiên Giang

Kiên Giang: Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm 2023

Kiên Giang: Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm 2023

Kiên Giang tổ chức công bố quy hoạch tỉnh trong tháng 12-2023

Kiên Giang tổ chức công bố quy hoạch tỉnh trong tháng 12-2023

Tỉnh Kiên Giang thảo luận nội dung ký thỏa thuận song phương với bang Kerala

Tỉnh Kiên Giang thảo luận nội dung ký thỏa thuận song phương với bang Kerala

Tỉnh Kiên Giang gặp gỡ, kết nối với bang Kerala (Ấn Độ)

Tỉnh Kiên Giang gặp gỡ, kết nối với bang Kerala (Ấn Độ)

Bế mạc ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Bế mạc ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Du lịch Hòn Sơn cần thêm sản phẩm độc đáo

Du lịch Hòn Sơn cần thêm sản phẩm độc đáo

  • Thời sự
  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Trong tỉnh
  • Kinh tế
  • Thời trang
  • Trong nước
  • Y tế
  • Xã hội
  • Xây dựng nông thôn mới
  • Môi trường
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: Nguyễn Tấn Vạn
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3949561 - Email: toasoan@baokiengiang.vn
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: