Báo Kiên Giang
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
  • Media

Trang chủ Phóng sự - Ghi chép

Bài 1: Nỗ lực giảm nghèo bền vững

24/12/2020 09:38

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ then chốt, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ giải pháp đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về công tác giảm nghèo bền vững vào cuộc sống, qua đó giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

QUAN TÂM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

Trên cơ sở tiếp thu văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về thực hiện công tác giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND, ngày 27-9-2016 về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và ban hành nhiều quyết định, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn, hàng năm.

Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia công tác giảm nghèo tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn, hàng năm để tổ chức thực hiện đồng bộ bằng các giải pháp. Cụ thể, tập trung công tác tuyên truyền mục tiêu công tác giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, học nghề…

Chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối thoại chính sách giảm nghèo trực tiếp với hộ nghèo trên địa bàn; giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao để người dân học tập, làm theo.

Tỉnh ta huy động tốt nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vùng đồng bào dân tộc, xã biên giới, ấp đặc biệt khó khăn.

Đồng thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo như cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho con em đồng bào dân tộc, đầu tư hệ thống thông tin cơ sở. Từ đầu năm 2016 đến nay có trên 1 triệu lượt người dân hưởng lợi theo diện dối tượng được ưu tiên, trong đó có 484.061 người nghèo, 305.061 người cận nghèo, 265.157 lượt người dân tộc thiểu số. Hàng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia công tác giảm nghèo giai đoạn 2015-2020, tỉnh đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các mô hình đa dạng sinh kế, mô hình giảm nghèo với nguồn vốn trên 200 tỷ đồng.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức, cá nhân vận động trên 130 tỷ đồng, hỗ trợ trên 47.000 hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ, tết, cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn; hỗ trợ cất mới 2.607 căn nhà đại đoàn kết, nhà ở người nghèo; xây dựng 55 cây cầu giao thông nông thôn…

CÁCH LÀM HAY TỪ CƠ SỞ

Huyện An Minh có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người dân nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện An Minh tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo. Theo đồng chí Lê Ngọc Tùng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện An Minh, thực hiện công tác giảm nghèo, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung rà soát hộ nghèo trên địa bàn, xem nguyên nhân hộ nghèo, từ đó xây dựng kế hoạch, giải pháp công tác giảm nghèo cho từng nhóm đối tượng, địa phương.

Diện mạo nông thôn xã Thủy Liễu (Gò Quao) khởi sắc, đường vào xã được bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện.

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các buổi đối thoại với hộ nghèo, cận nghèo để nắm hoàn cảnh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo, cận nghèo; hướng dẫn mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả để hộ nghèo, cận nghèo áp dụng. Trên cơ sở nắm được số hộ nghèo, cận nghèo, huyện triển khai thực hiện các chính sách như đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay, nhà ở giúp hộ nghèo, cận nghèo làm ăn, vươn lên thoát nghèo.

Chăm lo cho người nghèo là một trong những chủ trương mang tính ưu việt được Đảng, Nhà nước ta đề ra, chủ trương này đã được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành cụ thể hóa bằng nhiều giải pháp. Đồng chí Tô Hà Giang - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành cho biết: “Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo huyện thường xuyên quan tâm củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, đổi mới phương thức tiếp cận, hỗ trợ hộ nghèo. Nhiều dự án, đề án đầu tư giảm nghèo được triển khai theo đặc điểm của từng vùng, từng khu vực cụ thể, phù hợp khả năng trồng trọt, chăn nuôi, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.

Huyện phát huy vai trò tích cực của các vị chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động, cách làm thiết thực vào chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, phân công trách nhiệm của từng đảng viên trực tiếp tìm hiểu, giúp đỡ hộ nghèo.

Thời gian qua, huyện Gò Quao đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo phù hợp thực tế địa phương, triển khai đầy đủ chính sách giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Đồng chí Võ Văn Trà - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao chia sẻ: “Huyện lồng ghép chương trình giảm nghèo bền vững với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm đẩy mạnh khả năng huy động nguồn lực từ ngân sách, xã hội hóa thực hiện các giải pháp hỗ trợ người nghèo. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo của huyện, góp phần nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt, đổi mới diện mạo nông thôn, từ đó đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 3,4%, cận nghèo giảm còn 7,05%”.

Bài và ảnh: CẨM TÚ

Tin liên quan

>Bài cuối: Định hướng giảm nghèo bền vững

Bài cuối: Định hướng giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo là chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đề ra nhiều giải pháp góp phần tạo đột phá trong công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

>Bài 2: “Quả ngọt” từ giảm nghèo

Bài 2: “Quả ngọt” từ giảm nghèo

Một trong những thành tựu đáng tự hào của Đảng bộ, nhân dân tỉnh ta nhiệm kỳ qua là kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Từ cách làm sáng tạo, không ngừng đổi mới, bước đi sát hợp, chương trình đạt nhiều kết quả tích cực, lan tỏa sâu rộng. Tỉnh ta về đích sớm trước 1 năm chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.

Tin cùng mục

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Thực hư chuyện chữa bệnh bằng “vuốt đại pháp” và “giải nghiệp”

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài cuối: Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển

(KGO) - Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19, chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn Kiên Giang linh hoạt thích ứng, làm mới sản phẩm, nâng cao cơ sở vật chất, cải thiện dịch vụ, chú trọng chuyển đổi số... Ngành du lịch Kiên Giang sẵn sàng khai thác các cơ hội mới.

  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn - Bài 2: Cơ hội từ thách thức
  • Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài cuối: Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
  • DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp
    DẤU ẤN NỔI BẬT SAU NỬA NHIỆM KỲ - Bài 3: Điểm sáng Tân Hiệp

Tin nổi bật

Tỉnh Kiên Giang làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

Tỉnh Kiên Giang làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

Tín hiệu vui của du lịch Kiên Giang

Tín hiệu vui của du lịch Kiên Giang

Kiên Giang: Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm 2023

Kiên Giang: Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch năm 2023

Kiên Giang tổ chức công bố quy hoạch tỉnh trong tháng 12-2023

Kiên Giang tổ chức công bố quy hoạch tỉnh trong tháng 12-2023

Tỉnh Kiên Giang thảo luận nội dung ký thỏa thuận song phương với bang Kerala

Tỉnh Kiên Giang thảo luận nội dung ký thỏa thuận song phương với bang Kerala

Tỉnh Kiên Giang gặp gỡ, kết nối với bang Kerala (Ấn Độ)

Tỉnh Kiên Giang gặp gỡ, kết nối với bang Kerala (Ấn Độ)

Bế mạc ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Bế mạc ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Du lịch Hòn Sơn cần thêm sản phẩm độc đáo

Du lịch Hòn Sơn cần thêm sản phẩm độc đáo

  • Thời sự
  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Trong tỉnh
  • Kinh tế
  • Thời trang
  • Trong nước
  • Y tế
  • Xã hội
  • Xây dựng nông thôn mới
  • Môi trường
  • Văn hóa - Thể thao
  • Du lịch
  • Quốc phòng - An ninh
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Pháp luật
  • Đời sống
  • Bạn đọc
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: Nguyễn Tấn Vạn
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3949561 - Email: toasoan@baokiengiang.vn
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: