Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Kinh tế

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Vì sao có ngân hàng được nới room tín dụng, có ngân hàng lại không?

08/12/2022 17:19

(KGO) - Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng room tín dụng từ 1,5-2% cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã trao đổi với báo chí về quyết định này.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

VÌ SAO CÓ NHỮNG NGÂN HÀNG KHÔNG ĐƯỢC NỚI ROOM TÍN DỤNG?

Trả lời câu hỏi vì sao có những ngân hàng được nới room tín dụng 1,5%, có ngân hàng 2% nhưng có những ngân hàng không được nới room tín dụng, ông Đào Minh Tú nêu rõ: Việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. 

Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.

Mặt khác, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm. Ví dụ như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì Ngân hàng Nhà nước thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…

Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

NỚI ROOM TÍN DỤNG: CUNG ỨNG THÊM CHO NỀN KINH TẾ 240 NGHÌN TỶ ĐỒNG

Với mức tăng 1,5-2% tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. 

Như vậy room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới. 

Có thể nói là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Nhưng điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các ngân hàng thương mại cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay. 

Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

TIẾP TỤC VẬN ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GIẢM LÃI SUẤT

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng để đưa ra những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các ngân hàng thương mại tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp rất nhiều.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.

Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tính đến 29-11, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,10%. Cập nhật số liệu Ngân hàng Nhà nước tín dụng theo ngành kinh tế tạm tính đến cuối tháng 10-2022, dư nợ ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, lần lượt tăng 7,9%, 7,93%, 13,63% so với cuối năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng lần lượt 3,45%, 8,42%, 9,64%) tương ứng chiếm 7,64%, 26,57% và 65,79% tổng dư nợ nền kinh tế.

Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đến cuối tháng 10-2022 tăng trưởng tốt, có lĩnh vực có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung.

Theo Chinhphu.vn

Tin cùng mục

Nắng nóng, dịch vụ mua hộ, giao hàng tận nơi ở Kiên Giang hút khách

Nắng nóng, dịch vụ mua hộ, giao hàng tận nơi ở Kiên Giang hút khách

Giá xăng RON95-III về gần ngưỡng 19.000 đồng mỗi lít

(KGO) - Từ 15 giờ ngày 8-5, giá xăng E5 RON92 giảm 337 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 407 đồng/lít; dầu diesel giảm 550 đồng/lít, dầu hỏa giảm 623 đồng/lít và dầu mazut giảm 665 đồng/kg.

  • Thanh niên khởi nghiệp với bonsai, cây cảnh
    Thanh niên khởi nghiệp với bonsai, cây cảnh
  • Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
    Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
  • Nông dân Giồng Riềng trúng mùa dâu
    Nông dân Giồng Riềng trúng mùa dâu
  • Giá xăng, dầu cùng giảm
    Giá xăng, dầu cùng giảm

Tin nổi bật

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm Đội K92 làm nhiệm vụ tại Vương quốc Campuchia

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Mất cân bằng giới tính tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Chú trọng an toàn thực phẩm  bếp ăn tập thể

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu quý II theo kịch bản tăng trưởng

Rà soát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu quý II theo kịch bản tăng trưởng

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Sri Lanka

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Sri Lanka

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: