Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Kinh tế

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Thoát nghèo nhờ mô hình khép kín nuôi bò, trùn quế

04/03/2021 14:36

Mô hình khép kín nuôi bò sinh sản, lấy phân bò nuôi trùn quế và lấy trùn quế làm thức ăn nuôi gà, vịt, lươn và cá đã giúp gia đình anh Nguyễn Cao Cường (32 tuổi), ngụ ấp Xẻo Đước 3, xã Đông Yên (An Biên) thoát nghèo, thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng/năm.

Từng là hộ có hoàn cảnh khó khăn, năm 2016, anh Nguyễn Cao Cường được xã hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm đầu tư chuồng trại và mua 2 con bò sinh sản nuôi. Bò ít bệnh, thức ăn là rơm, cỏ được cắt quanh nhà nên gần như không tốn chi phí thức ăn.

Nhờ chăm sóc đàn bò đúng cách, bình quân mỗi năm anh Cường bán 4 con bò, thu hơn 80 triệu đồng. Từ số tiền nuôi bò tích lũy được, vợ chồng anh Cường dần mua thêm 10 công đất ruộng. Hiện trong chuồng anh Cường có 4 con bò mang bầu sắp sinh.

Anh Nguyễn Cao Cường (bìa phải) giới thiệu về mô hình nuôi trùn quế bằng phân bò của gia đình.

Nhận thấy dù được quét dọn thường xuyên song với số lượng phân bò khá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, anh Cường đã tìm tòi kỹ thuật nuôi trùn quế để khắc phục. Năm 2019, anh Cường bắt tay vào nuôi trùn quế. Do chưa biết kỹ thuật nuôi nên anh phải tự mày mò nghiên cứu. Có thời điểm do chuồng không đủ độ ẩm nên trùn bị chết. Thất bại nhiều lần, nhưng anh Cường không hề nản chí mà quyết tâm nghiên cứu để làm chủ kỹ thuật nuôi trùn.

“Trùn quế khá dễ nuôi, không cần làm chuồng trại tốn kém, có thể tận dụng chuồng heo cũ, nhà kho không sử dụng, che chắn lại không cho mưa tạt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp là có thể dùng làm chuồng nuôi. Khi thu hoạch chỉ cần hất lớp phân trên bề mặt sang bên cạnh, trùn quế thấy sáng nên co cụm lại bên dưới, hất phân vài lần là thu hoạch dễ dàng”, anh Cường nói.

Gia đình anh Nguyễn Cao Cường, ngụ ấp Xẻo Đước 3, xã Đông Yên (An Biên) mỗi năm thu hơn 150 triệu đồng từ mô hình nuôi bò kết hợp trùn quế, chăn nuôi gà, vịt.

Từ 1 ô chuồng nhỏ nuôi trùn quế ban đầu, sau 1 năm, anh Cường đã nhân lên 9 ô nuôi với diện tích 50m2. Thức ăn chủ yếu của trùn quế là phân bò. Trùn quế có thể nuôi quanh năm, cách 2 ngày mới cho ăn một lần. Có thể vỗ béo trùn bằng cách bổ sung thêm cám gạo vào phân bò. Mỗi lứa trùn quế từ 45-50 ngày. Trùn quế là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tăng kháng thể đối với gia cầm và thủy hải sản, giá bán từ 70-80 ngàn đồng/kg.

Anh Cường cho biết: “Qua tìm hiểu từ các tài liệu chuyên ngành nông nghiệp, được biết trùn quế ngoài tác dụng làm sạch đất, phân hủy các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đây còn là loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Trùn quế có 17 loại axit amin, chứa nhiều vitamin B1, B3, B12, B6 cùng các khoáng chất phốt pho, canxi, sắt… cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, giúp vật nuôi tăng trọng hiệu quả. Từ những ưu điểm này, tôi đã quyết định tận dụng trùn quế nuôi gà, vịt, đồng thời, tôi vừa xây bồn thả nuôi 60kg lươn giống để tận dụng trùn quế làm thức ăn”.

Bài và ảnh: BÍCH LINH

Tin cùng mục

Phát triển kinh tế biển - động lực mới cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển kinh tế biển - động lực mới cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

(KGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang vừa ban hành khung lịch thời vụ gieo sạ vụ thu đông 2025. Nông dân trong tỉnh bắt đầu xuống giống từ ngày 1-7, kết thúc muộn nhất là ngày 10-8.

  • Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh
    Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh
  • Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
    Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
  • Tìm hướng đi mới cho sản phẩm từ cây chuối U Minh Thượng
    Tìm hướng đi mới cho sản phẩm từ cây chuối U Minh Thượng
  • Giá vật liệu xây dựng tăng
    Giá vật liệu xây dựng tăng

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: