27/07/2021 15:43
Thấy vỏ trái dừa bị vứt bỏ tại các chợ trên địa bàn TP. Rạch Giá gây mất vệ sinh và lãng phí, trong khi nhu cầu sử dụng xơ dừa để làm phân bón cho cây trồng trên địa bàn thành phố đang cao nên anh Vũ nảy sinh ý tưởng tận dụng vỏ dừa để làm ra phụ phẩm xơ dừa. “Việc thu mua vỏ dừa vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, vừa có lợi cho người bán lẫn người mua. Ban đầu tôi làm một mình, sau đó thuê thêm 3 người phụ các công đoạn xay xát, thu gom. Chỗ của tôi sống chưa có điện 3 pha nên chưa thể làm máy xay lớn được, tôi chỉ làm máy xay nhỏ”, anh Vũ nói.
Anh Trần Hoàn Vũ đang băm vỏ dừa bằng máy do chính mình tự chế tạo.
Nhờ sự hỗ trợ từ gia đình, anh Vũ mượn 1 công đất của cha mẹ ở phường Vĩnh Thông (TP. Rạch Giá) đầu tư nhà kho, máy móc, thiết bị xay xát, xe tải nhỏ để thu gom vỏ dừa và giao hàng. Trong quá trình làm, anh Vũ nghiên cứu và tự chế tạo thêm máy băm dừa để tiết kiệm nhân công. Chỉ hơn 2 tháng bán xơ dừa đã qua xay xát, anh Vũ bán được 3.000 bao xơ dừa thô (khoảng 30 tấn), giá bán 22.000 đồng/bao mua tại kho, thu nhập 66 triệu đồng.
Sau thời gian tự làm, thấy đầu ra ổn định, anh Vũ thuê thêm tài xế lái xe tải đi thu gom mỗi ngày hơn 5 tấn vỏ dừa. Anh Vũ nói: “Số lượng xơ dừa được tôi bán chủ yếu cho các công trình đô thị, các nhà vườn trồng cây. Hiện tôi đã có đơn hàng 1.000 bao xơ dừa tại Phú Quốc. Để đa dạng các sản phẩm, tôi có bán thêm phân bò, trấu… để phục vụ các nhà vườn trồng cây”.
Anh Trần Hoàn Vũ đang xay và kiểm tra xơ dừa
Mua xơ dừa đã được xay xát của anh Vũ số lượng gần 600 bao, ông Diệp Trường Sơn, ngụ số 526 Lâm Quang Ky (TP. Rạch Giá) cho biết: “Tôi mua xơ dừa về trộn cùng với trấu và đất để trồng cây kiểng, khế, hoa vạn thọ... Chất lượng xơ dừa này tôi thấy ổn, chỉ cần điện thoại đặt mua là được giao tận nơi, rất tiện lợi. Vỏ dừa thay vì vứt bỏ lại được tận dụng thu gom lại rồi xử lý thành xơ dừa để trồng cây, rất hay. Tôi ủng hộ cách làm này vì giúp giảm rác thải”.
Bài và ảnh: KIỀU DIỄM
(KGO) - Sau 4 năm kể từ ngày được tỉnh Kiên Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, Vân Khánh từ một xã vùng ven biển của huyện An Minh với kinh tế - xã hội chưa phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đến nay địa phương đã có sự đổi thay toàn diện về kinh tế - xã hội và diện mạo nông thôn.
Tổng số lượt truy cập: