04/06/2021 17:17
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải, thời gian qua, Trung ương, tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển sản xuất và sự đầu tư tàu, thuyền, trang thiết bị hiện đại giúp ngư dân nâng cao hiệu quả, sản lượng khai thác hải sản tăng.
Huyện Kiên Hải có 163 tàu đánh bắt xa bờ, đây là đội tàu chủ lực đánh bắt xa bờ của huyện, góp phần phát triển kinh tế địa phương và ổn định đời sống của nhân dân. Từ tháng 7-2020 đến nay, trên địa bàn huyện Kiên Hải, lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát trên biển 3 đợt, qua đó xử lý 2 tàu cá vi phạm về vùng khai thác và thiếu các thủ tục quy định khai thác hải sản.
Toàn huyện Kiên Hải có 1.209 tàu cá, công suất 180.069CV, trong đó tàu khai thác hải sản xa bờ có 163 chiếc và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định 135 tàu, 272 tàu khai thác vùng lộng (từ 12 - 15m), 744 tàu khai thác thủy sản vùng ven biển (từ 6m đến dưới 12m).
Đồng chí Trần Quốc Việt - Bí thư Huyện ủy Kiên Hải cho biết: “Huyện triển khai, quán triệt chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép. Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức chấp hành pháp luật về khai thác hải sản, không vi phạm vùng biển nước ngoài”.
Theo đồng chí Huỳnh Thanh Bình, hiện trên địa bàn huyện Kiên Hải nhiều tàu ra khơi không trình báo đồn biên phòng do đặc thù của huyện không có cửa biển, khi đi đánh bắt xa bờ, người dân mới trình báo nên việc kiểm tra tàu cá ra, vào gặp khó khăn.
Vùng biển Kiên Hải rộng, có nhiều đảo, bến, bãi, tàu cá nên khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát hoạt động của tàu cá ra, vào cảng. Tàu cá khai thác hải sản số lượng lớn phân bổ theo cụm dân cư sinh sống bãi biển quanh các đảo và neo đậu ở địa phương trong tỉnh.
Lực lượng chức năng tạm giữ dụng cụ cào sò, cào lụa vi phạm khai thác thủy, hải sản vùng ven bờ tại xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Nhiều tàu cá đóng mới, chưa đăng ký, đăng kiểm, mua bán bằng giấy tay từ các tỉnh khác, không thông qua chính quyền địa phương còn 457 chiếc chưa đăng ký. Mỗi năm có khoảng 1.000 tàu cá của các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... di chuyển về ngư trường Kiên Hải khai thác hải sản; ngư dân thường xuyên sử dụng chất nổ, xung điện, ngư cụ để khai thác thủy sản theo hình thức hủy diệt.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 34-NQ/TU, ngày 13-7-2020 của Tỉnh ủy về ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ cấp bách nhằm tháo gỡ cảnh báo của Ủy ban châu Âu, đồng chí Trần Quốc Việt chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, cấp ủy, ban, ngành, ủy ban nhân dân các xã tăng cường tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản năm 2017; Kế hoạch 113/KH-UBND, ngày 6-8-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá ngư dân trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái pháp luật.
Các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển và xử lý hành vi vi phạm, trong đó tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm khai thác hải sản trái phép; kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16-5-2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tập trung đối với các tàu không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc lắp đặt nhưng cố tình tắt thiết bị và xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, thiết bị mất kết nối khi hoạt động trên biển.
Khắc phục tồn tại trong công tác khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài; kiểm soát tốt tàu cá ra, vào cảng; tăng cường phối hợp các ngành liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kiểm tra trên biển thuộc huyện quản lý; quản lý chặt ngư dân bị bắt ở nước ngoài được trả về nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý trường hợp bị tác động, lôi kéo vì lợi ích kinh tế không tuân thủ pháp luật, khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài; xác định tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác IUU, lập danh sách, cập nhật thường xuyên và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan để phối hợp theo dõi, giám sát, ngăn ngừa vi phạm...
Bài và ảnh: THANH DƯ
(KGO) - Nằm trong chuỗi hoạt động tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2024, chiều 3-10, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với hệ thống thương mại năm 2024.
Tổng số lượt truy cập: