Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Kinh tế

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Để thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) được giữ vững

27/08/2020 18:24

Sau gần 10 năm (2011-2020) được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể, đến nay mật ong rừng U Minh Thượng ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thế nhưng, sản lượng mật ong rừng thời gian gần đây sụt giảm, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mật ong kém chất lượng, giả thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng.

SẢN LƯỢNG GIẢM

Từ đầu tháng 3-2020 đến nay, ngày nào ông Lý Văn Tình, ngụ ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc (U Minh Thượng) đều vào rừng kiểm tra các kèo ong và thu mật. Ông Tình năm nay hơn 65 tuổi, có thâm niên hơn 30 năm làm nghề gác kèo ong. “Thời điểm năm 2011 trở về trước, mỗi năm tôi thu được trên 300 lít mật nhờ nghề gác kèo ong. Giá bán mỗi lít mật ong lúc ấy chỉ 150.000 - 200.000 đồng, nhưng không có người đến mua nên tôi phải tự đi bán.

Hiện nay, giá mật ong lên đến 400.000 - 500.000 đồng/lít nhưng không có nhiều để bán”, ông Tình cho biết. Mấy năm qua, mỗi năm ông Tình chỉ thu được khoảng 100 lít mật ong. Có khách đặt mua, khi có mật, ông Tình cho hay để khách tự đến nhà lấy, ông không phải đi bán như trước đây.

Có thâm niên gần 40 năm làm nghề gác kèo ong, ông Lê Tiên, ngụ ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc cho biết: “Mấy năm gần đây, do người dân trong xã phá tràm để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác nên số lượng đàn ong tập trung về đây ít, lượng mật ong thu về giảm hơn 50% so trước”. 

Theo ông Lê Tiên, trước đây tràm còn nhiều, mỗi mùa gác kèo ong, ông có thể thu hoạch vài trăm lít, nhưng mấy năm nay chỉ thu hoạch vài chục lít/năm, không đủ bán. So sức mua bây giờ, mỗi năm, gia đình ông phải có từ 500 lít mật ong trở lên mới đủ đáp ứng nhu cầu.

Đại biểu tham quan sản phẩm ong mật của hộ ông Lê Tiên, ngụ ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc (U Minh Thượng) tại hội nghị thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Minh Bắc, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiền - Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết: “Mật ong là nguồn lợi kinh tế không nhỏ của cư dân rừng U Minh Thượng. Từ những năm 2011, do cây tràm mất giá nên người dân phá bỏ diện tích rừng tràm chuyển sang trồng các loại cây khác nên diện tích tràm thu hẹp dần, kéo theo sản lượng mật ong giảm, trong khi nhu cầu sử dụng mật ong của người tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là khi mật ong rừng U Minh Thượng được công nhận nhãn hiệu tập thể”.

XUẤT HIỆN MẬT ONG PHA CHẾ

Theo đồng chí Nguyễn Văn Hiền, do giá mật ong tăng, nhu cầu mua cũng tăng nên nhiều hộ dân và thương lái vì tham lợi nhuận đã pha trộn mật ong làm giảm đi chất lượng mật ong vốn rất đặc trưng của rừng U Minh Thượng.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà, ngụ số 132, đường Trần Khánh Dư, phường An Hòa (TP. Rạch Giá) chia sẻ: “Một lần đi huyện U Minh Thượng, tôi mua của người dân 1 lít mật ong với giá 450.00 đồng nhưng khi sử dụng thấy mật có vị ngọt như đường. Chai mật đậy nắp lâu nhưng không tạo gas và dưới đáy chai xuất hiện lớp đường đặc quánh. Biết là mật giả nên tôi không dám sử dụng nữa”.

Bà Phạm Thị Mây, ngụ ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc nói: “Mật ong trôi nổi bây giờ nhiều lắm, có người quen sống tại U Minh Thượng thì nhờ mua mật ong nguyên chất mới yên tâm. Gia đình tôi lấy ong từ vườn nhà như thế nào, tôi bán như vậy, không pha chế. Nhưng thương lái thường pha nhiều tạp chất để tăng lợi nhuận. Khi để tủ lạnh mật đông lại thành đá mới biết mật ong giả”.

TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO ĐÀN ONG

Để thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng được giữ vững và phát triển, theo đồng chí Nguyễn Văn Hiền, các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý, tái tạo và quy hoạch lại diện tích trồng tràm như nhà nước giao khoán trước đây.

Trong 4ha Nhà nước giao khoán cho mỗi hộ dân nên quy định phải có 2ha lúa, 1ha mương và 1ha trồng tràm. Ngoài vận động nhân dân trồng tràm, nhà nước cần đầu tư các kênh thủy lợi để giữ nước bảo vệ rừng. Việc tái tạo diện tích trồng tràm sẽ tạo môi trường sống cho đàn ong phát triển, người dân khai thác mật.

Tâm huyết với việc giữ chất lượng mật ong rừng U Minh Thượng, ông Lý Văn Tình cho rằng, các ngành chức năng cần thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp cá - tràm - ong và dạy nghề nuôi ong lấy mật cho người dân vì nhu cầu sử dụng mật ong hiện nay tăng mạnh, giá cây tràm và giá cá đồng đang được nâng lên. Làm như thế vừa góp phần giữ vững thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng vừa tạo sinh kế, nâng thu nhập cho người dân địa phương.

Bài và ảnh: HUỲNH LÀI

Tin cùng mục

Nghiệm thu 2 đề án khuyến công

Nghiệm thu 2 đề án khuyến công

Nắng nóng, dịch vụ mua hộ, giao hàng tận nơi ở Kiên Giang hút khách

(KGO) - Khi thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều người hạn chế ra đường thì cũng là lúc các dịch vụ mua hộ, giao hàng tận nơi tại Kiên Giang “lên ngôi”.

  • Giá xăng RON95-III về gần ngưỡng 19.000 đồng mỗi lít
    Giá xăng RON95-III về gần ngưỡng 19.000 đồng mỗi lít
  • Thanh niên khởi nghiệp với bonsai, cây cảnh
    Thanh niên khởi nghiệp với bonsai, cây cảnh
  • Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
    Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
  • Nông dân Giồng Riềng trúng mùa dâu
    Nông dân Giồng Riềng trúng mùa dâu

Tin nổi bật

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Hành trình tìm lại tên cho những liệt sĩ vô danh

Hành trình tìm lại tên cho những liệt sĩ vô danh

Chính phủ chính thức thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ chính thức thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

 Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái

Tháng nhân đạo: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái

Tỉnh đoàn Kiên Giang tuyên dương 28 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tỉnh đoàn Kiên Giang tuyên dương 28 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Du lịch hướng đến APEC 2027

Du lịch hướng đến APEC 2027

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Thủ tướng chỉ đạo tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhân sự
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Đối ngoại
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Kiên Giang
  • Tổng Biên tập: LÂM VĂN SỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn; baokiengiangdt@gmail.com (chuyên mục văn nghệ)
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: