Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Kinh tế

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Bảo vệ nguồn lợi cá cơm, giữ vững thương hiệu nước mắm Phú Quốc

20/01/2021 09:02

Việc giữ vững thương hiệu nước mắm truyền thống cả nước nói chung, TP. Phú Quốc nói riêng hết sức quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa cho các cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp.

Tin vui với những người làm nước mắm truyền thống hàng trăm năm nay ở Phú Quốc, tháng 10-2020, Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.

Đại hội đã bầu bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc làm Chủ tịch Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Bà Liên là một trong những người tâm huyết với nghề truyền thống nước mắm lâu đời ở đất đảo nên những người làm nghề nước mắm truyền thống ở đây càng yên tâm sản xuất, giữ vững làng nghề.

HƯƠNG VỊ TRĂM NĂM

Theo bà Hồ Kim Liên, nước mắm Phú Quốc có lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm. Ban đầu, nước mắm làm trong các chum nhỏ, sau hình thành thùng gỗ chượp cá khoảng 2-3 tấn, dần dần lớn hơn từ 5-6 tấn cá. Gỗ để đóng thùng được khai thác trên rừng và dùng những sợi mây đan vòng tròn thùng lại, gỗ và sợi mây chủ yếu tại đảo.

Cá cơm làm nước mắm là cá cơm được khai thác quanh năm trên vùng biển Phú Quốc, nhưng thời vụ cá đạt chất lượng nhất khoảng 4 tháng (tháng 6-10 âm lịch), lúc đó cá làm nước mắm mới có chất lượng tốt nhất. Cá được trộn với muối, thời gian ủ chượp từ 12 tháng trở lên trong môi trường lên men hoàn toàn tự nhiên, sau đó tháo trộn cho ra thành phẩm gọi là nước mắm. Nước mắm có mùi thơm nhẹ, màu nâu cánh gián, vị mặn đầu lưỡi, hậu ngọt.

Người dân Phú Quốc còn sử dụng nước mắm để uống chống lạnh cho những chuyến đi biển và khi lặn sâu, ngâm mình dưới biển.

Thời kỳ phát triển mạnh và hưng thịnh của nước mắm Phú Quốc là từ năm 1945 đến nay. Từ năm 1998, được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, Bộ Thủy sản (nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng với tỉnh Kiên Giang tiến hành lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Dần dần, nước mắm Phú Quốc được nhiều người biết đến không những tiêu thụ trong nước mà còn bán sang một số nước trong khu vực châu Á, châu Âu...

Du khách tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc.

Tháng 10-2000, Hội Nước mắm huyện Phú Quốc (nay là TP. Phú Quốc) được thành lập. Đây là tổ chức hội nghề nghiệp của những người lao động, bao gồm các chủ doanh nghiệp làm nghề đánh bắt cá cơm, các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống và những đơn vị, cá nhân kinh doanh nước mắm trong phạm vi đảo Phú Quốc.

Họ tự nguyện hợp tác, liên kết với nhau để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo tồn và phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Bà Hồ Kim Liên cho biết Hội được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhằm tăng cường sự đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; bảo vệ, giữ gìn uy tín, danh tiếng và những giá trị truyền thống của nước mắm Phú Quốc, các quyền, lợi ích chung của hội viên.

Ngày 1-6-2001, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên được đăng bạ ở Việt Nam. Tháng 7-2013, Liên minh châu Âu (EU) đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm Việt Nam tại Brussels (Vương quốc Bỉ). Từ đó, sản phẩm nước mắm Phú Quốc được bảo hộ và phát triển đến hôm nay.

CẦN CÓ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ NGUỒN CÁ CƠM

TP. Phú Quốc hiện có 56 hội viên làm nghề nước mắm truyền thống, mỗi năm sản xuất trung bình cao nhất 15 triệu lít nước mắm, thấp nhất khoảng 12 triệu lít. Bà Hồ Kim Liên cho biết toàn thành phố có khoảng 7.800 thùng gỗ chượp cá để làm ra sản phẩm nước mắm.

Lý do bình quân hàng năm số lượng tăng, giảm là nguồn cá cơm nhiều hay ít, nhưng số lượng thùng vẫn giữ nguyên. Nếu năm nào cá cơm đủ, các thùng ủ cá đầy 100% cho sản phẩm nhiều, ngược lại không đủ nguyên liệu đầu vào, số lượng thùng chỉ đạt 70-80% cho đầu ra sản phẩm ít lại.

Tính trung bình cả năm, lấy mức 30 độ đạm, cả TP. Phú Quốc hàng năm sản xuất khoảng 12 triệu lít nước mắm. Điều lo lắng nhất hiện nay đối với những người làm nước mắm truyền thống Phú Quốc là nguyên liệu cá cơm.

Du khách tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc.

Theo bà Hồ Kim Liên, do các tàu đánh bắt ngoài tỉnh không theo kiểu truyền thống mà bằng lưới vây trên vùng biển Phú Quốc nên nguồn lợi cá cơm ngày suy giảm. Vì vậy, tỉnh cần có phương án quản lý nguồn lợi cá cơm.

Tỉnh cần khoanh vùng quy định mùa nào không được đánh bắt để cá sinh sản và mùa nào được đánh bắt thì nguồn lợi cá cơm mới đủ duy trì lâu dài cho chế biến nước mắm truyền thống. Bên cạnh đó, vấn đề nan giải hiện nay của những người làm ra sản phẩm nước mắm truyền thống là môi trường.

Đa số các nhà thùng từ trước năm 1975 đến nay đều ở gần sông để tiện lên cá và vận chuyển nước mắm liên hoàn với nhà ở của người dân, do vậy việc xử lý môi trường gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, không phải cơ sở sản xuất nước mắm nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Hội nước mắm TP. Phú Quốc đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương và tỉnh tìm quỹ đất tập trung làng nghề.

Bà Hồ Kim Liên khẳng định: “Nước mắm không chỉ là gia vị cho bữa ăn mà còn là giá trị truyền thống, giá trị văn hóa. Gia vị nước mắm không chỉ có muối, cá mà còn có nắng, gió, công sức, tấm lòng của những người sản xuất nước mắm và có cả dòng chảy văn hóa dân tộc.

Do đó, giữ vững thương hiệu nước mắm truyền thống cả nước nói chung, Phú Quốc nói riêng hết sức quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa cho các cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập mới”.

Bài và ảnh: LÊ SEN

Tin liên quan

>Nghề làm nước mắm truyền thống Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm nước mắm truyền thống Phú Quốc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(KGO) - Trải qua nhiều thăng trầm, nghề làm nước mắm truyền thống ở Phú Quốc (Kiên Giang) vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin cùng mục

Phát triển kinh tế biển - động lực mới cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển kinh tế biển - động lực mới cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân Kiên Giang xuống giống vụ thu đông từ ngày 1-7

(KGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang vừa ban hành khung lịch thời vụ gieo sạ vụ thu đông 2025. Nông dân trong tỉnh bắt đầu xuống giống từ ngày 1-7, kết thúc muộn nhất là ngày 10-8.

  • Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh
    Người dân không gieo sạ sớm vụ thu đông 2025 phòng ngừa dịch hại phát sinh
  • Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
    Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
  • Tìm hướng đi mới cho sản phẩm từ cây chuối U Minh Thượng
    Tìm hướng đi mới cho sản phẩm từ cây chuối U Minh Thượng
  • Giá vật liệu xây dựng tăng
    Giá vật liệu xây dựng tăng

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: