31/10/2024 10:42
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang Võ Kế Nghiệp.
Nghị quyết này nhằm tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo áp dụng thống nhất Bộ luật Hình sự và hỗ trợ Chính phủ trong việc gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC). Đồng thời, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xử lý hành vi môi giới, đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang Võ Kế Nghiệp cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 10 tội danh được Bộ luật Hình sự quy định gồm xuất cảnh, nhập cảnh; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cản trở, gây rối loạn mạng máy tính, viễn thông; vi phạm trong thương mại thủy sản.
Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về các hành vi vi phạm trên:
1. Về xuất cảnh, nhập cảnh (Điều 347 Bộ luật Hình sự, Điều 3 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP): Không làm thủ tục, có làm thủ tục nhưng tẩy, xóa, không đúng thông tin cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh (Điều 348 Bộ luật Hình sự, Điều 4 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP): Hành vi tổ chức, môi giới, móc nối đưa tàu, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.
3. Tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh dẫn đến ngư dân trốn, ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349 Bộ luật Hình sự, Điều 4 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP): Môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển của Việt Nam mà ngư dân, thành viên tàu cá trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
4. Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Điều 244 Bộ luật Hình sự, Điều 6 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP): Hành vi săn bắt, giết, mua bán các loài động vật nguy cấp, quý hiếm đối với thủy sản.
5. Cản trở, gây rối loạn mạng máy tính, viễn thông (Điều 287 Bộ luật Hình sự, Điều 8 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP): Tháo gỡ, tắt tín hiệu thiết bị giám sát hành trình, gỡ thiết bị giám sát hành trình chuyển sang tàu khác nhằm trốn tránh sự theo dõi của các ngành chức năng để khai thác thủy sản trái phép.
6. Làm giả, sử dụng giấy tờ giả để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản (Điều 341 Bộ luật Hình sự, Điều 9 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP).
7. Mua bán trái phép thủy sản qua biên giới (Điều 188 Bộ luật Hình sự, Điều 10 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP).
8. Vận chuyển trái phép thủy sản qua biên giới (Điều 189 Bộ luật Hình sự, Điều 10 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP).
9. Dùng thủ đoạn gian dối như hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ, nguồn gốc thủy sản khai thác trái phép để mua, bán (Điều 198 Bộ luật Hình sự, Điều 10 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP).
Phên tòa Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử 4 bị cáo trong vụ án tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép xảy ra trên địa bàn TP. Rạch Giá.
- Phóng viên: Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử bao nhiêu vụ án hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản?
- Ông Võ Kế Nghiệp: Thời gian qua, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 2 vụ, 6 bị cáo về các tội có liên quan đến chống khai thác IUU, cụ thể: 1 vụ, 4 bị cáo về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép theo Điều 348 Bộ luật Hình sự đối với chủ tàu và thuyền trưởng, cùng các đồng phạm khác có hành vi tổ chức đưa tàu và ngư dân ra vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép. Hình phạt đối với các bị cáo cao nhất là 8 năm tù, thấp nhất 1 năm tù; 1 vụ, 2 bị cáo về tội mua bán, chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ theo Điều 305 Bộ luật Hình sự đối với thuyền trưởng và đồng phạm có hành vi mua thuốc nổ chế tạo thành mìn để đánh bắt thủy sản trái phép. Về hình phạt thì 1 bị cáo bị phạt 2 năm 6 tháng tù; 1 bị cáo bị phạt 1 năm 6 tháng tù.
- Phóng viên: Thời gian qua ở Kiên Giang chủ yếu người dân có những hành vi vi phạm nào?
- Ông Võ Kế Nghiệp: Qua công tác xét xử án hình sự và giải quyết khiếu kiện hành chính đối với những vụ việc có liên quan đến khai thác thủy sản, thời gian qua ở địa phương thường xảy ra các hành vi vi phạm như tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép để đưa tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá làm cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
- Phóng viên: Đồng chí có khuyến nghị gì đối với người dân, nhất là ngư dân?
- Ông Võ Kế Nghiệp: Quá trình khai thác thủy sản của ngư dân cần tuân thủ các quy định và bảo vệ nguồn lợi biển nhằm giúp môi trường biển được phục hồi, bảo đảm sinh kế lâu dài cho chính ngư dân và cộng đồng; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững theo chủ trương của Chính phủ. Nếu không hành động ngay từ bây giờ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Ngư dân cần chấp hành, thực hiện nghiêm quy định về chống khai thác IUU; ngoài việc góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ hạn chế được tình trạng tranh chấp ngư trường, đảm bảo an ninh trên biển và nâng cao đời sống của ngư dân. Việc không tuân thủ các quy định về khai thác thủy sản sẽ bị chế tài nghiêm khắc của pháp luật từ phạt tiền, tịch thu phương tiện, thậm chí bị xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP.
- Phóng viên: Cảm ơn ông!
TÂY HỒ thực hiện
(KGO) - Việc triển khai đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật từ việc xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến đến áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và phục vụ người dân.
Tổng số lượt truy cập: