10/09/2024 11:33
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Huỳnh Văn Hóa.
Về thực hiện mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp thực hiện theo quy hoạch theo hướng tăng quy mô, giảm điểm lẻ, mạng lưới hiện có cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Toàn tỉnh Kiên Giang đã xây dựng mới 161 phòng học, nâng tổng số phòng học lên 10.205; xây dựng mới phòng học bộ môn, với tổng kinh phí 150 tỷ đồng; hoàn thành hồ sơ mua sắm thiết bị cho lớp 4, lớp 7 và lớp 11.
Về bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đã tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 được 20 lớp với 1.732 giáo viên tham dự; bồi dưỡng thường xuyên được 34 lớp, với 3.789 giáo viên tham dự.
- Phóng viên: Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã triển khai như thế nào để đảm bảo về giá cũng như nguồn hàng cung cấp cho năm học mới?
- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Huỳnh Văn Hóa: Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 23/2023/HĐND, ngày 28-12-2023 về quy định mức thu các khoản thu dịch vụ hỗ trợ các hoạt động giáo dục ngoài học phí, đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 09/2024/HĐND, ngày 22-7-2024 về quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục sách giáo khoa, chỉ đạo thông báo rộng rãi đến phụ huynh học sinh, tổng hợp nhu cầu gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản, yêu cầu các nhà xuất bản đảm bảo học sinh không thiếu sách. Đến giờ, cơ bản sách đã về đến trường, nhà cung cấp đã giảm từ 20-30% giá sách. Sở đã khuyến khích các trường mua sách giáo khoa cho mượn hoặc vận động hỗ trợ, tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chỉ đạo vận động hỗ trợ học bổng, bảo hiểm, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo... và nhiều hình thức khác với phương châm không để học sinh không được đến trường với bất cứ lý do gì.
Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bình Trị (Kiên Lương) đọc sách tại thư viện trường.
- Phóng viên: Mục tiêu năm học mới 2024-2025 được đặt ra như thế nào? Những chính sách mới mà ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã tham mưu trong năm học này và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học là gì?
- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Huỳnh Văn Hóa: Chủ đề năm học 2024-2025 là “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, tạo tiền đề cho giai đoạn 2026-2030, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh ổn định mức cao và bền vững tất cả các mặt, trong đó lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà là khâu đột phá.
Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống trường lớp hơn nữa nhằm huy động hầu hết học sinh trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ 3, 4, 5 tuổi và học sinh từ 6 đến 14 tuổi để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Tỉnh cần có chế độ, chính sách nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, tăng biên chế cho ngành giáo dục, mua sắm thiết bị các lớp còn lại của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy và học, nhất là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chuyển đổi số ngành giáo dục, trong đó thực hiện học bạ số từ lớp 1 đến lớp 12 và thực hiện công dân số cho học sinh cấp tiểu học.
- Phóng viên: Cảm ơn ông!
TÂY HỒ thực hiện
(KGO) - Những năm qua, công tác giảm nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát được tỉnh Kiên Giang quan tâm, triển khai đồng bộ, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhờ sự chung tay, góp sức của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang và các địa phương, phong trào này đã giúp cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo, đồng thời góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới.
Tổng số lượt truy cập: