26/12/2023 10:47
Giám đốc Viettel Kiên Giang Hoàng Văn Hùng phát biểu thảo luận tại hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang” do Viettel phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.
Viettel Kiên Giang vinh dự là một thành viên tích cực trong ban chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh về một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Viettel Kiên Giang đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và có những hành động rất cụ thể, thiết thực trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh nhà, cụ thể: Về phát triển hạ tầng, Viettel Kiên Giang đã đầu tư xây dựng 944 trạm BTS, trong đó trạm 4G là 937 vị trí, độ phủ di động 4G là 92%; vùng phủ 4G có sóng Viettel là 98%; đầu tư và kéo 5.700km cáp quang; số cổng internet là 191.200 cổng; độ phủ hạ tầng cố định băng rộng trên hộ dân là 45%.
Về phát triển các nền tảng cho chuyển đổi số, Viettel Kiên Giang đã nghiên cứu xây dựng các nền tảng quản trị và thực thi thành phố trên môi trường số, nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân và doanh nghiệp, nền tảng giáo dục thông minh, nền tảng y tế thông minh…
Viettel Kiên Giang là thành viên tích cực tham gia vào tổ công nghệ cộng đồng để tiếp cận từng tổ dân phố, từng ấp, từng xã để hướng dẫn người dân sử dụng và khai thác công nghệ số…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (thứ hai, từ phải qua) trao đổi với lãnh đạo Viettel Kiên Giang bên lề hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang” do Viettel phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.
Ngoài ra, Viettel Kiên Giang còn hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương chuyển đổi số như hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử và các ứng dụng cho các doanh nghiệp SME quản trị và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Viettel Kiên Giang ký cam kết với tỉnh tích cực triển khai cung cấp chữ ký số miễn phí cho người đân, hướng dẫn người dân sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch trên cổng dịch vụ công.
- Phóng viên: Ông có nhận xét gì về thực trạng chuyển đổi số của tỉnh Kiên Giang thời gian qua, thưa ông?
- Thượng tá Hoàng Văn Hùng: Theo nhìn nhận của tôi thì hiện nay chuyển đổi số của tỉnh Kiên Giang đang chuyển biết hết sức tích cực, đóng góp vào sự chuyển biến tích cực này theo tôi có mấy vấn đề:
Thứ nhất, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã tích cực chỉ đạo, hành động để thúc đẩy chuyển đổi số. Thứ hai, từ tỉnh, mỗi địa phương cho đến từng ngành, từng đơn vị đã ban hành nghị quyết, kế hoạch, chỉ tiêu chuyển đổi số hết sức kịp thời, toàn diện và cụ thể.
Thứ ba, Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang đã thể hiện được vai trò là cơ quan tham mưu, vai trò định hướng, dẫn dắt trong chuyển đổi số. Thứ tư, tỉnh đã bố trí nguồn ngân sách cho chuyển đổi số, cụ thể đã có nhiều dự án chuyển đổi số được triển khai thành công như dự án cổng dịch vụ công trực tuyến, dự án văn phòng điện tử, dự án camera an ninh trật tự và an toàn giao thông, dự án xây dựng trung tâm giám sát an toàn an ninh mạng SOC…
Tại hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang” do Viettel phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang Võ Minh Trung đặt hàng Viettel Kiên Giang cung ứng giải pháp phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng bằng hệ thống camera AI.
Thứ năm, tỉnh Kiên Giang đã chọn ngày 10-10 hàng năm làm ngày chuyển đổi số của tỉnh để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số.
- Phóng viên: Để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện tại Kiên Giang trong thời gian tới, theo ông cần những yếu nào?
- Thượng tá Hoàng Văn Hùng: Để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện tại Kiên Giang, theo tôi cần 8 yếu tố cơ bản sau:
Một là, có chiến lược cho chuyển đổi số: Phải có một chiến lược chuyển đổi số chi tiết, toàn diện bao gồm mục tiêu, kế hoạch hành động và các chỉ số hiệu suất để đánh giá.
Hai là, phải có hạ tầng kỹ thuật số: Xây dựng và cải thiện hạ tầng kỹ thuật số, bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng mạng internet, hạ tầng lưu trữ và xử lý dữ liệu…
Theo chuyên gia về chuyển đổi số của Viettel, một trong những giá trị mang lại từ chuyển đổi số là quản lý, giám sát chất lượng nông sản; giám sát, bảo vệ tài nguyên rừng của Kiên Giang.
Ba là, phát triển nhân lực và đào tạo kỹ năng: Phát triển nhân lực, tăng cường đào tạo kỹ năng số cho cán bộ công chức, viên chức, cho người dân để giúp họ sử dụng và khai thác công nghệ thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả.
Bốn là, đẩy mạnh các thủ tục hành chính công trên môi trường số: Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Năm là, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương chuyển đổi số: Cung cấp, hỗ trợ nguồn lực và chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp địa phương chuyển đổi số, từ việc quảng bá sản phẩm trực tuyến đến quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất thông minh.
Sáu là, tìm kiếm cộng tác, hợp tác: Hợp tác với các đối tác, các doanh nghiệp công nghệ để nghiên cứu, chia sẻ kiến thức và tận dụng sức mạnh công nghệ của các doanh nghiệp đó.
Bảy là, đảm bảo an toàn, an ninh mạng: Bảo vệ hạ tầng, dữ liệu số và những giao dịch trực tuyến khỏi những nguy cơ an ninh mạng là nhiệm vụ hết sức thiết yếu trong chuyển đổi số. Đây là nhiệm vụ không thể bị xem nhẹ trong chuyển đổi số.
Và một yếu tố hết sức quan trọng đó là phải bố trí nguồn ngân sách cho chuyển đổi số.
- Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông!
ĐẶNG LINH thực hiện
(KGO) - Mạng lưới cáp viễn thông chằng chịt trên các cột điện tại nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã gây mất mỹ quan, an toàn đô thị, nông thôn. Để giải quyết vấn đề trên, Công ty Điện lực Kiên Giang (PC Kiên Giang) đã phối hợp các nhà mạng thực hiện các biện pháp chỉnh trang cáp viễn thông đạt hiệu quả cao nhất.
Tổng số lượt truy cập: