16/08/2023 09:24
Theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1-7 đến hết ngày 31-12-2023, thuế giá trị gia tăng các hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm từ 10% xuống còn 8% để hỗ trợ người dân gặp khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển.
Dù ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng, tuy nhiên số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn sau đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư, qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại bộ phận một cửa Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.
Việc được giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào, người bán có điều kiện giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ khi sức ép về chi phí tăng cao. Về phía người tiêu dùng, việc giảm thuế sẽ giảm trực tiếp vào số tiền chi tiêu hàng ngày, góp phần kiềm chế lạm phát, nhất là thời điểm giá cả một số mặt hàng tăng do ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao. Thuế giá trị gia tăng phổ thông hiện nay là 10%, khi giảm 2% sẽ có tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường, tác động tới cả người mua và người bán.
Với việc được giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào, người bán có điều kiện để không phải tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ khi sức ép về chi phí tăng cao. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ từ đó cũng được hỗ trợ mạnh mẽ và cải thiện. Với người tiêu dùng là nhóm đang bị ảnh hưởng lớn khi thu nhập, việc làm bị giảm như hiện nay thì việc giảm thuế sẽ giúp nhóm này trực tiếp tiết kiệm được 2% chi tiêu bình quân.
DOANH NGHIỆP HỎI, CƠ QUAN THUẾ TRẢ LỜI - Hỏi: Công ty Cổ phần Ngôi sao Cửa Dương hỏi thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ phát sinh như thế nào? |
Để chính sách miễn, giảm thuế đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế và mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế, các cơ quan chức năng đẩy mạnh quán triệt, chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc chủ động tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ, kịp thời nội dung của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tại các cửa hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi xuất hóa đơn phải giảm thuế trực tiếp trên hóa đơn, tránh tình trạng mập mờ khiến người tiêu dùng không biết giá sản phẩm đã được giảm thuế giá trị gia tăng hay chưa.
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chấp hành việc giảm giá sản phẩm tương ứng với mức giảm thuế giá trị gia tăng, có như thế thì chính sách mới thực sự mang lại hiệu quả.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế và doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tạo sức ép lớn tới ổn định kinh tế vĩ mô, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% là cần thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.
Bài và ảnh: VĂN ANH
(KGO) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại TP. Phú Quốc tạo động lực mạnh mẽ trong việc nâng tầm giá trị các sản phẩm truyền thống từ nước mắm, sim đến rong biển. Chương trình không chỉ giúp chuẩn hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Tổng số lượt truy cập: