Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Chính trị

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Sáu lục lạc...

22/11/2022 08:30

(KGO) - Đây là những mẩu chuyện mà tôi cho rằng có thể giới thiệu được ở mọi thời, với mọi người. Vì đó là những chuyện kể về một con người suốt đời vì nước, vì dân: ông Võ Văn Kiệt.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong ngày hoàn thành đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam năm 1994. Ảnh: Nguyễn Công Thành

Tôi có cái may mắn, cũng như nhiều đồng nghiệp khác, nhờ làm cái công việc gọi là sưu tầm tư liệu lịch sử Đảng nên có nhiều dịp được tiếp xúc với nhiều chứng nhân lịch sử thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có những nhân vật "tầm cỡ”, chỉ nghe cái tên thôi là có thể hình dung cả một thời kỳ lịch sử. Như ông - ông Võ Văn Kiệt.

Chuyện ông có biệt danh là Sáu Lục Lạc. Tình tiết câu chuyện có thể có dị bản. Nhưng qua nghe kể về ông, nhất là lời kể của bà Hai Được (Nguyễn Thị Được, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh Rạch Giá) và một số đồng chí thân cận của ông thì chắc không có gì sai lệch.

Những ngày cuối năm 1940, khi thực dân Pháp bắt đầu mạnh tay đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Long trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940), ông Kiệt cùng một số đồng chí từ Vũng Liêm (Vĩnh Long) rút về vùng rừng U Minh (thuộc tỉnh Rạch Giá). Tại đây, thực hiện chủ trương của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang về việc củng cố lực lượng, tích cực chuẩn bị “bày binh, bố trận lại" (từ dùng của ông Kiệt) để sẵn sàng tổ chức một cuộc “khởi nghĩa Nam Kỳ lần thứ hai”, ông tham gia lãnh đạo xây dựng căn cứ U Minh, tại khu vực thuộc quận Phước Long cũ - cũng là nơi ông gặp gỡ và sau đó (1950) xây dựng gia thất với bà Trần Kim Anh, người vợ hiền của đời ông.

Trong điều kiện giặc truy lùng gắt gao, ông vẫn hòa mình với đồng bào địa phương, được đồng bào hết lòng thương yêu, chở che, đùm bọc... Hình ảnh chàng thanh niên Chín Hòa (tên thật của ông là Phan Văn Hòa, có người lại gọi là Phan Đông Hòa) lanh lợi, miệng nói tay làm; khi phát cỏ, lúc cắt lúa, xắn khóm (dứa),... còn đọng mãi trong tâm trí người dân vùng Kinh 1, Kinh 2, Kinh 3, Kinh 4,... (Vĩnh Thuận). Ông sống cuộc sống đời thường của người dân; đến với đồng bào, đồng chí của mình hết sức thật lòng, cởi mở, chan hòa, đầy tiếng cười vui, lạc quan...

Kể về ông trong thời kỳ gian khổ này ở U Minh, Rạch Giá, bà Hai Được, người mà ông Kiệt xem như chị ruột của mình, nói: “Nó lý lắc dữ lắm. Tới đâu là biết liền hà! Như cái lục lạc!”. Cái lục lạc! Biệt danh “Sáu Lục Lạc”, ông được mang thêm là có nguồn gốc khai sinh trong thời kỳ lịch sử này, ở vùng U Minh, Rạch Giá.

“Sáu Lục Lạc”, cái tên chỉ tồn tại một thời của ông, sau này mấy người nhắc lại? Nhưng, hãy nghĩ mà xem, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình cho đến khi về cõi vĩnh hằng, Sáu Lục Lạc đã mang niềm vui đến cho biết bao người? Có thể nói, cho cả đất nước này.

Chuyện ông khóc khi bị ép làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá. Năm 1948, tỉnh Rạch Giá là nơi có vùng giải phóng rộng lớn ở miền Tây Nam Bộ. Công cuộc "kháng chiến, kiến quốc" của tỉnh giành nhiều thắng lợi. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét so với hồi đầu kháng chiến..

Đầu tháng 9-1948, Đảng bộ, quân dân trong tỉnh phấn khởi chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần đầu tiên. Lúc này, Đảng còn hoạt động bí mật, chưa ra công khai. Danh xưng cơ quan của Đảng, từ tỉnh đến huyện, vì vậy cũng được lấy nhiều tên gọi khác nhau. Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Rạch Giá gọi là “Cứu quốc Hội". Đại hội này là cuộc Đại biểu hội nghị của Cứu quốc Hội tỉnh Rạch Giá. Đây cũng là Đại hội lần đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Rạch Giá kể từ ngày tỉnh có tổ chức Đảng.

Bấy giờ, ông Nguyễn Thành Nhơn (Năm Nhơn) là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chánh tỉnh Rạch Giá. Tỉnh ủy dự kiến Đại hội kỳ này sẽ bầu ông Nhơn tiếp tục làm Chủ tịch, còn ông Kiệt làm Bí thư Tỉnh ủy. Khi đem ra bàn, ông Kiệt nói rằng, mình học hành không bao nhiêu, lãnh trách nhiệm lớn quá e sẽ gặp khó khăn cho tập thể và công việc chung; trong khi đó trong Đảng bộ, trong cấp ủy các cấp, số cán bộ, đảng viên trí thức "Tây học" rất nhiều...

Ông giới thiệu và đề nghị nên để ông Nhơn làm Bí thư thì “thuận" hơn, vì ông Nhơn học hành giỏi giang, quá trình hoạt động, công tác đã chứng tỏ được là người cán bộ có năng lực, đạo đức, gương mẫu, lại nói tiếng Tây… "qua lỗ mũi".

Ông Nhơn thì cho rằng, trong Tỉnh ủy hiện thời, ông Kiệt là thành phần cơ bản, là cán bộ tiền khởi nghĩa (tham gia từ Nam Kỳ khởi nghĩa là Tỉnh ủy viên lớp đầu của tỉnh Rạch Giá, có quá trình cách mạng kiên cường, tư cách cá nhân, uy tín lãnh đạo cao... nếu làm Bí thư Tỉnh ủy thì không có gì phải bàn cãi!

Các đồng chí trong Tỉnh ủy như Nguyễn Thanh Danh, Trần Văn Hinh, Phạm Xuân Hòa, Trần Hữu Phước cũng nói thêm vào. Bị các đồng chí ép quá ông Kiệt vừa tìm cách từ chối, vừa khóc. Cuối cùng thì cũng thỏa hiệp được một phương án. Vậy là, sau đó Đại hội đã thống nhất bầu ông Nhơn làm Bí thư Tỉnh ủy (kiêm luôn Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chánh tỉnh), ông Kiệt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy...

Khi bị "dồn ép", ai cũng phải tìm cách “chống trả”. Không được thì nóng nảy, bực bội, đổ quạu; yếu thế quá thì.. cũng có thể khóc, là chuyện bình thường. Nhưng ở chuyện bị ép… làm lãnh đạo mà khóc là chuyện mà tôi cho là vô cùng hiếm! Ở đây, sáng ngời một tấm gương đạo đức của người cách mạng chân chính. Sự khiêm tốn thì đã quá rõ, nhưng đó thật sự là tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân; tự trọng, đầy nhân cách; tự lượng mình mà thoái thác với tấm lòng trong sáng…

Ông đã và mãi mãi là tấm gương sáng, là niềm ngưỡng mộ của mọi người.

Theo Võ Văn Kiệt - Một nhân cách lớn; nhà lãnh đạo tài năng; suốt đời vì nước vì dân (hồi ký). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật

DIỆP HOÀNG DU (Nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang)

Theo nhandan.vn

Tin liên quan

>Để dân nghèo khổ, thiệt thòi là có tội với dân

Để dân nghèo khổ, thiệt thòi là có tội với dân

(KGO) - Tôi đến thăm chú Mười Đởm (Bành Văn Đởm) vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chú Mười năm nay 94 tuổi nhưng còn khỏe, giọng nói sang sảng và bắt tay rất chặt. Trong lúc trò chuyện, chú nhắc đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt về những công lao to lớn của ông với quê hương Kiên Giang.

>Dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên vùng tứ giác Long Xuyên

Dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên vùng tứ giác Long Xuyên

(KGO) - Những năm 1990, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, nhất là sản xuất lương thực. Tuy nhiên, quá trình phát triển vùng bộc lộ nhiều hạn chế như kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu… Ngoài ra những tác động tiêu cực của thiên nhiên như lũ lụt, mặn xâm nhập ngày càng khốc liệt.

>Nhân cách Võ Văn Kiệt

Nhân cách Võ Văn Kiệt

(KGO) - Học dân, nghe dân, tin dân, làm theo ý dân, xuất phát từ dân rồi trở về với nhân dân, là tư tưởng và cũng là hành động cụ thể mà đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện một cách xuyên suốt trong trọn cuộc đời mình.

>Những bức ảnh trân quý

Những bức ảnh trân quý

(KGO) - Cách đây 8 năm, kỹ sư Trần Thị Thu Hà - nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp nhắc lại kỷ niệm từ 30 năm trước và cho tôi xem những tấm ảnh chụp chung với Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

>Một vị Thủ tướng luôn nghĩ về dân

Một vị Thủ tướng luôn nghĩ về dân

(KGO) - Tư duy xuyên suốt cuộc đời hoạt động của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là tất cả vì dân, lo cho dân, đem lại lợi ích cho dân, cải thiện đời sống của dân.

>Quê hương Vĩnh Thuận tri ân đồng chí Võ Văn Kiệt

Quê hương Vĩnh Thuận tri ân đồng chí Võ Văn Kiệt

(KGO) - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tâm sự với các đồng chí lãnh đạo khi về thăm huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang): “Rời xa Vũng Liêm về đây, tôi xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Tôi còn nợ người dân U Minh - Vĩnh Thuận rất nhiều, nơi đã đùm bọc, che chở, bảo vệ tôi trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống giặc cứu nước”.

>Đồng chí Võ Văn Kiệt - cuộc đời và sự nghiệp

Đồng chí Võ Văn Kiệt - cuộc đời và sự nghiệp

(KGO) - Đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tin cùng mục

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

(AGO) - Thủ tướng Chính phủ chỉ định ông Hồ Văn Mừng - Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025 giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời chỉ định 6 Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026.

  • [Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
    [Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
  • Kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát thực tế vùng biển Tây Nam
    Kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát thực tế vùng biển Tây Nam
  • Sức mạnh của đoàn kết
    Sức mạnh của đoàn kết
  • Trao hỗ trợ cho học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn
    Trao hỗ trợ cho học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Phụ trách: LÊ VĂN CHUYỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: