Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Trang chủ Chính trị

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên vùng tứ giác Long Xuyên

23/11/2022 10:59

(KGO) - Những năm 1990, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, nhất là sản xuất lương thực. Tuy nhiên, quá trình phát triển vùng bộc lộ nhiều hạn chế như kết cấu hạ tầng yếu kém, đời sống xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu… Ngoài ra những tác động tiêu cực của thiên nhiên như lũ lụt, mặn xâm nhập ngày càng khốc liệt.

Trước khi xây dựng hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên đã nổ ra những tranh cãi gay gắt về phương án phòng, chống lũ cho vùng tứ giác Long Xuyên. Có hai quan điểm khác nhau cơ bản là “bao ô, chặn lũ” và “thoát lũ”. Để quyết định đúng đắn vấn đề, người đứng đầu Chính phủ lúc bây giờ đã tốn biết bao công sức, suy nghĩ.

Vào giữa năm 1995, Bộ Thủy lợi trình lên bàn Thủ tướng Võ Văn Kiệt định hướng quy hoạch phòng, chống lũ đồng bằng sông Cửu Long nhưng Thủ tướng không đồng ý ký phê duyệt do băn khoăn những nội dung của định hướng, lý do cụ thể: Các phương án phòng, chống lũ của Bộ Thủy lợi cho tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu chỉ có bao và chặn lũ với quy mô từ thấp đến cao theo các ô dự án như Ô Môn - Xà No, Ô Môn - Thốt Nốt, Thốt Nốt - Cái Sắn, Cái Sắn - Rạch Giá Long Xuyên, Rạch Giá Long Xuyên - Ba Thê, Ba Thê - Tri Tôn. Nếu Thủ tướng chấp thuận thì chưa biết bao giờ định hướng mới được thực hiện xong, hiệu quả công trình trong các phương án phòng, chống sẽ ra sao.

Do các chuyên gia và lãnh đạo Bộ Thủy lợi cho rằng giải pháp thoát lũ là không hiệu quả nếu thoát tốt lắm cũng chỉ được 10-15% lưu lượng lũ chảy vào đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy trong các phương án phòng, chống lũ người ta không mặn mà với giải pháp thoát lũ. Vấn đề chính yếu là do quan điểm xác định đối tượng lũ trong phòng, chống.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt không đồng ý với định hướng quy hoạch phòng, chống lũ đồng bằng sông Cửu Long cho thấy một tư duy sáng tạo và thiên tài của ông, vì lúc đó không có một phương án phòng, chống lũ nào khác để so sánh, đối chứng.

Trước tình hình khó khăn về sản xuất và đời sống của vùng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có quyết sách đầu tư lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 9-2-1996, Thủ tướng ra Quyết định 99-TTg về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kênh Võ Văn Kiệt, trước đây là kênh T5, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) công trình mang dấu ấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: THÙY TRANG

Lũ năm 1996 lớn và diễn biến phức tạp làm cho tình hình thêm “nước sôi lửa bỏng”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao các nhà khoa học (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) chủ trì phối hợp các bộ trong việc nghiên cứu vấn đề thoát lũ ra Biển Tây. Tháng 3-1997, Thủ tướng quyết định thành lập hội đồng thẩm định các công trình thủy lợi giao thông, dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời Thủ tướng ra quyết định đầu tư một số công trình thủy lợi cấp bách ở vùng tứ giác Long Xuyên là kênh T5, T6 và 5 cửa thoát lũ ra biển Tây. Kênh T5 được khởi công ngày 22-4-1997 mở màn cho việc xây dựng hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên theo định hướng của đề án thoát lũ ra biển Tây của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Huy và nhóm cộng sự (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia và các bộ, ngành khác).

Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên là ngăn lũ ít phù sa từ Campuchia tràn vào tứ giác Long Xuyên để đưa lượng lũ này theo kênh Vĩnh Tế và một số kênh khác thoát ra biển Tây; tạo thế đưa nước phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, rửa phèn…

Dự án xác định đối tượng của công trình là lượng lũ tràn đồng vào và ra tứ giác Long Xuyên, chứ không phải là phân lũ, thoát lũ cho sông Hậu như nhiều người lầm tưởng.

Hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên đã qua thử thách của các trận lũ lớn như lũ năm 2000, 2001, 2002, 2011, đặc biệt là lũ lịch sử năm 2000. Hệ thống công trình đã làm giảm ngập lũ đầu vụ hay lũ sớm bảo vệ tốt lúa hè thu: Lũ năm 2000 xuất hiện sớm và cao nhất cùng kỳ trong vòng 40 năm qua (tính đến năm 2000) nhưng nhờ hệ thống công trình và hệ thống bờ bao nội đồng đã bảo vệ tốt lúa hè thu ở vùng tứ giác Long Xuyên…

Tuy nhiên, do hai đập Trà Sư, Tha La chặn lũ đầu vụ tràn từ biên giới, đưa lượng lũ này về tứ giác Hà Tiên làm cho lũ đầu vụ ở bắc kênh Vĩnh Tế và vùng tứ giác Hà Tiên về sớm hơn gần 1 tháng, ngập sâu hơn làm thiệt hại khoảng 1.500ha lúa hè thu.

Để khắc phục tình trạng khẩu diện thoát lũ còn thiếu, sau lũ năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thiết kế, xây dựng bổ sung 3 cửa thoát lũ ra biển Tây là Bình Giang 1, Bình Giang 2, tình hình ngập lũ sâu của tứ giác Hà Tiên đã được khắc phục cơ bản.

Theo số liệu công bố tại hội thảo khoa học “20 năm khai thác, phát triển kinh tế - xã hội vùng tứ giác Long Xuyên”, hệ thống công trình đã giúp hai tỉnh An Giang và Kiên Giang khai hoang được hơn 50.000ha đất nông nghiệp (chủ yếu ở Kiên Giang) tạo nguồn nước ngọt cho 200.000ha đất tự nhiên, 150.000ha đất phèn mặn được cải tạo, cung cấp nước sinh hoạt cho 300.000 dân cư.

Do lượng dòng chảy từ sông Hậu vào gia tăng, chất lượng nước tốt, mang phù sa nhiều bồi đắp tứ giác Long Xuyên làm cho năng suất lúa tăng cao…

Hệ thống công trình đã góp phần cho Kiên Giang tăng sản lượng lúa từ 1,6 triệu tấn năm 1997 lên 2,5 triệu tấn năm 2003 và 4,7 triệu tấn năm 2015, đưa Kiên Giang lên vị trí đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, biến huyện Hòn Đất thành huyện có diện tích đất lúa và sản lượng lúa cao nhất nước (hơn 80.000ha đất lúa 2 vụ, sản lượng hơn 1 triệu tấn).

Từ bối cảnh ra đời và hiệu quả của dự án hệ thống công trình kiểm soát lũ tứ giác Long Xuyên cho thấy vai trò quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong xây dựng hệ thống.

Thủ tướng là người sinh ra, lớn lên, tham gia kháng chiến trong phần lớn cuộc đời mình ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông là người thương dân, thấu hiểu nỗi cơ cực của người dân vùng lũ, thấy được những tổn thất to lớn về người và của do lũ lụt gây ra, đặc biệt là nó làm chậm phát triển đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng là người tôn trọng, hiểu biết sâu sắc về khoa học, về lũ lụt. Ông đã phát biểu “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long phải được coi như một tài nguyên cần lợi dụng, khai thác triệt để mặt lợi của nó, xem lũ lụt là một quy luật tự nhiên, một yếu tố tạo nên môi trường... Chiến lược phòng, chống lũ phải được thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ, toàn vùng và hạn chế, né tránh, biết khai thác tiềm năng, chứ không phải triệt tiêu lũ”.

Ông là một con người bản lĩnh, quyết đoán, một con người nói và làm theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh; với cái tầm hiểu biết rộng, cái tâm luôn nhiệt huyết, cộng với nghệ thuật dùng người, có chính sách đúng đắn thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý giỏi... là tiền đề giúp cho sự thành công trong chỉ đạo khai thác và phát triển vùng tứ giác Long Xuyên cũng như trong sự nghiệp cách mạng đầy vẻ vang của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

DƯƠNG MINH LỊCH

  • Từ khóa:
  • Võ Văn Kiệt

Tin liên quan

>Để dân nghèo khổ, thiệt thòi là có tội với dân

Để dân nghèo khổ, thiệt thòi là có tội với dân

(KGO) - Tôi đến thăm chú Mười Đởm (Bành Văn Đởm) vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chú Mười năm nay 94 tuổi nhưng còn khỏe, giọng nói sang sảng và bắt tay rất chặt. Trong lúc trò chuyện, chú nhắc đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt về những công lao to lớn của ông với quê hương Kiên Giang.

>Nhân cách Võ Văn Kiệt

Nhân cách Võ Văn Kiệt

(KGO) - Học dân, nghe dân, tin dân, làm theo ý dân, xuất phát từ dân rồi trở về với nhân dân, là tư tưởng và cũng là hành động cụ thể mà đồng chí Võ Văn Kiệt thể hiện một cách xuyên suốt trong trọn cuộc đời mình.

>Quê hương Vĩnh Thuận tri ân đồng chí Võ Văn Kiệt

Quê hương Vĩnh Thuận tri ân đồng chí Võ Văn Kiệt

(KGO) - Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tâm sự với các đồng chí lãnh đạo khi về thăm huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang): “Rời xa Vũng Liêm về đây, tôi xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Tôi còn nợ người dân U Minh - Vĩnh Thuận rất nhiều, nơi đã đùm bọc, che chở, bảo vệ tôi trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống giặc cứu nước”.

>Sáu lục lạc...

Sáu lục lạc...

(KGO) - Đây là những mẩu chuyện mà tôi cho rằng có thể giới thiệu được ở mọi thời, với mọi người. Vì đó là những chuyện kể về một con người suốt đời vì nước, vì dân: ông Võ Văn Kiệt.

>Đồng chí Võ Văn Kiệt - cuộc đời và sự nghiệp

Đồng chí Võ Văn Kiệt - cuộc đời và sự nghiệp

(KGO) - Đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tin cùng mục

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

(AGO) - Thủ tướng Chính phủ chỉ định ông Hồ Văn Mừng - Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025 giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời chỉ định 6 Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026.

  • [Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
    [Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
  • Kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát thực tế vùng biển Tây Nam
    Kết thúc tốt đẹp chuyến khảo sát thực tế vùng biển Tây Nam
  • Sức mạnh của đoàn kết
    Sức mạnh của đoàn kết
  • Trao hỗ trợ cho học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn
    Trao hỗ trợ cho học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Phụ trách: LÊ VĂN CHUYỂN
  • Phó Tổng Biên tập: Võ Hoàng Đương - Nguyễn Việt Tiến - Lâm Việt Khởi
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: