01/08/2022 14:21
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra hướng dẫn mới giúp các quốc gia ổn định hoạt động tiêm chủng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nhằm duy trì hiệu quả phòng bệnh bằng vaccine. Tuần lễ tiêm chủng thế giới được WHO tổ chức vào tuần cuối của tháng 4 hàng năm, mục đích thúc đẩy việc sử dụng vaccine phòng ngừa bệnh tật. Trong khi thế giới đang tập trung vào các loại vaccine phòng, chống bệnh COVID-19, WHO khuyến cáo người dân không bỏ sót việc tiêm chủng định kỳ cả người lớn và trẻ em.
Cử nhân Huỳnh Thanh Bình - Phó Trưởng Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang cho biết: “Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn dẫn đến trẻ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Phụ huynh không nên hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ nhưng khi đưa trẻ đi tiêm phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế”.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm chủng, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp như phụ huynh và trẻ phải đeo khẩu trang đúng cách. Nếu trẻ quá nhỏ không thể đeo khẩu trang thì bế trẻ hướng mặt vào người của phụ huynh, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Nếu không thật sự cần thiết thì tránh đưa trẻ ra đường, đồng thời thường xuyên vệ sinh cá nhân, bổ sung dinh dưỡng để tạo kháng thể tốt cho trẻ…
Người dân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang tiêm vaccine phòng bệnh, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, những trường hợp cần tiêm phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván thì không được trì hoãn vì 2 loại vaccine này cần phải tiêm kịp thời, đúng lịch mới hiệu quả.
Bị mèo cắn chảy máu ở gót chân, bà Thị Sợi, ngụ xã Thạnh Lộc (Châu Thành) liền đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tiêm phòng bệnh dại. Bà Sợi nói: “Bị mèo nuôi trong nhà cắn nhưng tôi không chủ quan, tiêm ngừa bệnh dại cho yên tâm. Để phòng bệnh COVID-19, tôi đeo khẩu trang từ nhà đến cơ sở tiêm chủng, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và khi ngồi đợi giữ khoảng cách với người xung quanh”.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tạm dừng tổ chức tiêm chủng mở rộng và thực hiện tiêm bù vaccine cho trẻ ngay sau khi kết thúc thời gian giãn cách, qua đó vừa đảm bảo tiêm chủng đầy đủ vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như kéo giãn thời gian tiêm, tránh tập trung quá đông người vào một thời điểm.
Theo cử nhân Huỳnh Thanh Bình - Phó Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang, lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng là giúp trẻ phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch nguy hiểm và tình trạng tàn tận, dị tật; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế và thời gian, công sức chăm sóc trẻ bị bệnh. Đặc biệt, vaccine dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng không phải trả tiền, an toàn và hiệu quả. |
Y sĩ Bùi Thị Thúy Vân - Trưởng Trạm Y tế phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết: “Bình thường mỗi tháng Trạm Y tế phường Vĩnh Thanh Vân tổ chức tiêm chủng mở rộng cho trẻ trong 3 ngày, nhưng tùy vào tình hình dịch bệnh COVID-19 từng thời điểm, trạm y tế có thể kéo dài thời gian tiêm chủng cho trẻ. Mỗi phụ huynh khi đưa trẻ phải mang khẩu trang; rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh tại cửa ra vào; kiểm tra thân nhiệt, giữ khoảng cách… đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thực hiện đạt chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng”.
Bài và ảnh: MI NI
(KGO) - Quyền Trưởng Khoa Cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) Lý Thành Du cho biết trung tâm vừa cấp cứu và điều trị thành công trường hợp nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Tổng số lượt truy cập: