07/12/2022 17:28
Người dân đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Ảnh: M NI.
Bộ Y tế cho biết cuối tháng 2-2022, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị về việc hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNelD).
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã có các văn bản gởi đến bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chíp khi tiếp đón người bệnh đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo số liệu báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 18-11-2022, toàn quốc đã có 11.726 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp (đạt tỷ lệ 92% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc) với 4.797.796 lượt tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân khi tiếp đón người bệnh đến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có 2.942.327 lượt tra cứu thành công.
Tỷ lệ tra cứu thành công đạt 61,33% trên tổng số lượt được tra cứu. Tỷ lệ lượt khám chữa bệnh có tra cứu bằng căn cước công dân gắn chíp trên tổng số lượt khám, chữa bệnh (Tổng số lượt khám, chữa bệnh tính từ 1-3-2022 đến 18-11-2022 có khoảng 110 triệu lượt khám, chữa bệnh) mới chỉ đạt khoảng 4,36%.
Từ các số liệu báo cáo nêu trên có thể thấy qua gần 9 tháng triển khai thí điểm, số lượng người dân đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cơ sở khám, chữa bệnh tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước công dân gắn chíp còn rất thấp và tỷ lệ tra cứu thành công cũng rất thấp.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý rà soát tình hình triển khai thí điểm thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế.
Bộ Y tế lưu ý khi có khó khăn, vướng mắc đề nghị thủ trưởng đơn vị trực tiếp trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và phối hợp với PC 06 công an cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết.
Các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phấn đấu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp với 20% người dân khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có thực hiện tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước công dân gắn chíp, hoặc qua ứng dụng VNeID.
Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác thông tin, truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng hiện có để người dân được biết và hiểu về những tiện lợi, lợi ích mang lại, từ đó dần thay đổi thói quen sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền (bằng văn bản) về các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Chinhphu.vn
(KGO) - Mắc COVID-19 có thể hồi phục sức khỏe sau vài tuần, tuy nhiên một số người gặp các rối loạn tâm thần sau khi mắc COVID-19 như liên quan đến cảm xúc, khí sắc và mất ngủ. Người mắc các biến chứng tâm thần hậu COVID-19 có thể điều trị bằng thuốc kết hợp các biện pháp hỗ trợ để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổng số lượt truy cập: