11/11/2022 16:17
Theo quyết định trên, các hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ sẽ được thực hiện theo quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm phân loại các bệnh truyền nhiễm làm 3 nhóm.
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh thuộc nhóm này như bại liệt; cúm gia cầm A (H5N1); bệnh đậu mùa; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra...
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm này như: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bạch hầu; cúm; bệnh dại; ho gà; lao phổi; quai bị; sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); sốt rét; sốt phát ban; bệnh sởi; tay - chân - miệng; thủy đậu; thương hàn; uốn ván...
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh. Các bệnh thuộc nhóm này như bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh phong...
Rửa tay là một trong những cách để phòng, chống các dịch bệnh nói chung, bệnh đậu mùa khỉ ở người nói riêng. Ảnh: MI NI.
Từ tháng 5-2022 đến nay, tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới diễn biến phức tạp, lan ra nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ngày 3-10-2022 tại TP. Hồ Chí Minh.
Biểu hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, trong miệng hoặc ở các bộ phận của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn...
Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh đậu mùa khỉ theo thống kê trước đây dao động từ 0-11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ.
MINH KHANG
(KGO) - Chiều 11-11, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo khoa học các biến chứng tâm thần, thần kinh hậu COVID-19 và kết quả điều trị tại tỉnh. Hội thảo có trên 50 đại biểu là bác sĩ, kỹ thuật viên, học viên sau đại học ngành thần kinh, tâm thần các bệnh viện khu vực phía Nam tham gia.
Tổng số lượt truy cập: