17/08/2023 11:02
Trong 3 năm đầu của giai đoạn 2021-2025, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Bộ tiêu chí mới mở rộng và nâng cao hơn, trong khi các xã còn lại của tỉnh chưa đạt nông thôn mới chủ yếu là các xã có điều kiện kinh tế khó khăn, xã bãi ngang ven biển, vùng sâu, vùng xa nên việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí gặp nhiều khó khăn.
Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, chương trình được các địa phương xác định rõ cách làm, từng bước triển khai xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện cụ thể.
Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang đã làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội, hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, công trình thủy lợi… được đầu tư cơ bản, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được cần thẳng thắn nhìn nhận chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như một số địa phương trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường.
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) được nâng cấp, mở rộng khang trang, sạch đẹp.
Việc xã hội hóa nguồn lực ở một số địa phương còn khó khăn do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vốn huy động từ các doanh nghiệp hạn chế, nhất là các huyện vùng sâu.
Việc phân bổ vốn giai đoạn của Trung ương còn ít, chậm so tổng vốn giai đoạn, trong khi chỉ tiêu hoàn thành lại đẩy nhanh theo kế hoạch, dẫn đến khó khăn cho địa phương trong việc bố trí vốn để thực hiện đạt được các chỉ tiêu theo nghị quyết. Nhận thức của một bộ phận người dân trong việc xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Theo đồng chí Huỳnh Thanh Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Kiên Giang, để thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay để nhân ra diện rộng.
Các ngành, địa phương triển khai thực hiện các dự án, chính sách, nội dung thành phần, chương trình, nhất là trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân; chú trọng đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.
Tỉnh Kiên Giang tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng nông thôn đảm bảo đồng bộ, kết nối phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao, đảm bảo an ninh; giữ vững và phát huy sự đa dạng, phong phú về văn hóa, nhân rộng các mô hình du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân…
Bài và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Kiên Giang, Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã nông thôn mới tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thông qua, đề nghị UBND tỉnh công nhận thêm 1 xã nông thôn mới, 4 xã nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tổng số lượt truy cập: