21/05/2023 10:08
Tiêu chí số 1 về quy hoạch: Hiện An Biên có 2 công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện. Cụ thể, công trình thứ 1: Vỉa hè, cống thoát nước quốc lộ 63 (từ cầu Thứ Hai đến cầu Xẻo Kè); công trình thứ 2 là vỉa hè, cống thoát nước chợ Thứ Bảy cũ.
Ngoài ra, huyện còn có 1 công trình hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện là công trình công viên chợ Thứ Bảy được phê duyệt tại Quyết định số 2897/QĐ-UBND, ngày 25-8-2022 của Chủ tịch UBND huyện An Biên.
Tiêu chí số 2 về giao thông: Hàng năm trên cơ sở quy hoạch giao thông trên địa bàn, huyện An Biên tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng đường, cầu tuyến huyện kết nối với các xã; huyện có kế hoạch đầu tư xây dựng đường, cầu liên ấp; đường, cầu tuyến ngõ xóm để phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
An Biên có tuyến quốc lộ 63 đi qua địa bàn huyện dài 19,6km. Đường tỉnh đi qua địa bàn huyện gồm 4 tuyến được nhựa hóa, bê tông hóa 100%. 2 tuyến đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch, gồm: Tuyến đường Nam Thái dài 9km, mặt đường láng nhựa rộng 3,5m, lề đường mỗi bên 1,5m, nền đường 6,5m, chất lượng khá; tuyến đường Nam Yên dài 8,7km, mặt đường láng nhựa rộng 5,5m, nền đường 6,5m, chất lượng tốt.
Đường giao thông nông thôn tại xã Tây Yên A, huyện An Biên. Ảnh: THANH NHÃ
Tiêu chí số 3 về thủy lợi và phòng, chống thiên tai: Trên địa bàn huyện An Biên có 37 cống nội đồng ngăn mặn, giữa ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé; âu thuyền Xẻo Rô; 8 cống dọc theo tuyến đê biển; 11 cống nằm trong ô thủy lợi ô 1, cơ bản đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai của huyện; có 44 trạm, phục vụ bơm tát cho 4.420ha diện tích đất sản xuất lúa.
Hàng năm, huyện đều lập danh mục nạo vét và nâng cấp các công trình thủy lợi. Từ việc đầu tư có hiệu quả nên hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa và nuôi trồng thủy sản.
Tiêu chí số 4 về điện: Nhân dân trên địa bàn huyện An Biên sử dụng điện từ nguồn lưới điện quốc gia. Hệ thống điện trên địa bàn các xã và thị trấn có đường dây trung thế dài 417,446km, đường dây hạ thế dài 746,704km, 670 trạm biến áp với tổng dung lượng 41.892,5kVA.
Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp đầu tư liên xã đảm bảo đạt thông số kỹ thuật, an toàn điện theo tiêu chí về điện; đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối.
Tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục: Trung tâm Y tế huyện An Biên được xếp loại hạng III, có trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân với quy mô 210 giường bệnh. Cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn đội ngũ y bác sĩ đảm bảo theo đúng quy định. Diện tích các phòng chức năng của Trung tâm Y tế huyện đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9214: Thiết kế bệnh viện quận, huyện.
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện An Biên có cơ sở vật chất để tổ chức các sự kiện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao hiệu quả và có sự kết nối với các xã. Hiện tại, trung tâm được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhà thi đấu đa năng đảm bảo, hội trường sức chứa trên 500 chỗ ngồi; có sân vận động; hồ bơi diện tích 500m2....
Trên địa bàn huyện hiện có 3 trường trung học phổ thông, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nam Yên, Trường Trung học phổ thông An Biên, đạt tỷ lệ 66,67%. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1.
Tiêu chí số 6 về kinh tế: Khu công nghiệp Xẻo Rô đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 1/2000. Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Kiên Giang đang trình Trung ương điều tiết vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nội bộ, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện đầu tư vào khu công nghiệp này. Hiện tại có một số công ty, doanh nghiệp đã đầu tư ụ tàu và có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư công nghiệp chế biến và vật liệu xây dựng.
Huyện An Biên có 2 chợ trung tâm (chợ bách hóa tổng hợp và chợ nông sản) tại khu phố 2, thị trấn Thứ Ba; quy mô mỗi chợ trên 300 gian hàng. Các chợ đảm bảo các tiêu chí chợ huyện về công tác phòng cháy, chữa cháy, thoát nước sinh hoạt, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 3 cửa hàng bách hóa xanh hoạt động tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cung cấp thực phẩm cho người dân trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.
Nông dân ấp Tây Sơn 3, xã Đông Yên, huyện An Biên làm đất chuẩn bị gieo sạ lúa. Ảnh: THANH NHÃ
Huyện An Biên quan tâm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế gắn với nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từ đó hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực và các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Trong đó, vùng chuyên canh lúa với diện tích 6.000ha tập trung sản xuất lúa chất lượng cao; vùng tôm - lúa với diện tích 21.100ha phát triển sản phẩm lúa - tôm theo hướng sạch, hữu cơ; vùng chuyên nuôi trồng thủy sản với diện tích 3.700ha đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo công nghệ 4.0...
Tiêu chí số 7 về môi trường: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện An Biên là 38,1 tấn/ngày. Lượng rác thải sinh hoạt được huyện thu gom, xử lý là 9,8 tấn/ngày, chiếm 25,7%. Lượng rác còn lại được hộ gia đình tự thu gom, xử lý bằng hố đốt, lò đốt tại nhà, ủ phân hữu cơ với khối lượng 15,9 tấn/ngày, biện pháp chôn lấp là 7,8 tấn/ngày.
Lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong nông nghiệp là 3.495kg/vụ. Để giải quyết số lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật này, huyện An Biên đã bố trí 126 hố thu gom tại các xã, thị trấn. Số lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật được thu gom hoàn toàn thông qua việc các xã tự chủ động liên hệ Trạm bảo vệ thực vật tổ chức thu gom vận chuyển đến nhà máy xi măng INSEE Hòn Chông để xử lý khi số lượng tại các hố nhiều.
Chất thải rắn y tế được các cơ sở y tế phân loại, thu gom riêng biệt với rác thải y tế nguy hại và được các cơ sở y tế chủ động mang đến bãi tập kết rác thải sinh hoạt của các xã hoặc tự đốt tại cơ sở. Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 135,5kg/tháng, được nhân viên y tế tại các cơ sở thu gom vào thùng chuyên dụng có gắn nhãn rác y tế nguy hại, khi số lượng nhiều được chuyển giao cho Trung tâm Y tế huyện xử lý theo quy trình của ngành y tế.
Tiêu chí số 8 về chất lượng môi trường sống: Trên địa bàn huyện An Biên hiện có 5 trạm cấp nước tập trung. Qua rà soát, huyện có 12.731 hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, đạt tỷ lệ 46,13%.
Cảnh quan môi trường, đường làng ngõ xóm, khu dân cư đều được chỉnh trang đảm bảo sạch, đẹp và trồng hàng rào xanh. Tính đến nay tổng chiều dài đường hoa, cây xanh trên địa bàn các xã, thị trấn thực hiện là 372,3km. Diện tích trồng cây xanh đảm bảo tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 2m2/người.
Nhân viên cửa hàng Bách hóa xanh tại khu phố 3, thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên sắp xếp trái cây phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: THANH NHÃ
Hoạt động về an toàn thực phẩm được tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên. Tổng số cơ sở hiện có trên địa bàn huyện 800 cơ sở vừa và nhỏ; trong đó kinh doanh thực phẩm 434 cơ sở, dịch vụ ăn uống 315 cơ sở, sản xuất thực phẩm 18 cơ sở và thức ăn đường phố 33 hộ. Tất cả cơ sở có cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiêu chí số 9 về hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công: Năm 2022, Đảng bộ, chính quyền huyện An Biên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. An Biên đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trong 2 năm 2020-2021 và đến hết tháng 12-2022, huyện An Biên không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về dịch vụ công trực tuyến, UBND huyện An Biên được tỉnh trang bị hệ thống một cửa điện tử (https://dichvucong.kiengiang.gov.vn/) để các phòng, ban huyện tham gia giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 36 thủ tục hành chính, mức độ 4 là 188 thủ tục hành chính. Năm 2022, hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công mức độ 3 và 4 là 6.809/11.413 hồ sơ, đạt 59,66%.
Hiện huyện An Biên có 100% xã (8 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 thị trấn (thị trấn Thứ Ba) đạt chuẩn đô thị văn minh.
MINH KHANG
(KGO) - Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Kiên Giang, Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã nông thôn mới tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thông qua, đề nghị UBND tỉnh công nhận thêm 1 xã nông thôn mới, 4 xã nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tổng số lượt truy cập: