20/07/2023 14:16
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì hội nghị.
Hội nghị thông qua kết quả thực hiện các chuyên đề: Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cải cách hành chính. Tổng kết đề án của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tiếp tục xây dựng, thực hiện Đề án mới về nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2030.
Kế hoạch xác định rõ nguồn vốn đầu tư cho từng công trình, dự án; phân kỳ đầu tư đối với từng công trình đã cập nhật trong Văn kiện Đại hội XI Đảng bộ tỉnh với thời gian cụ thể, đi đôi với đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đề nghị các ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh lại kịch bản để thực hiện các chuyên đề trong giai đoạn sau. Giám đốc sở, ngành, UBND các địa phương phải phát huy vai trò người đứng đầu trong tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chuyên đề trong giai đoạn tới.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và nhất là nhân dân để đồng lòng thực hiện tốt các chủ trương, quyết tâm hoàn thành 21 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra; tiếp tục thực hiện tốt 3 trụ cột của cải cách hành chính.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang cần có những đề xuất thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; dự báo nhu cầu đào tạo. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải nâng cao trách nhiệm, tháo gỡ khó khăn trong giải mặt bằng. Ban quản lý, các chủ đầu tư phải có kế hoạch rà soát tiến độ thực hiện các công trình, dự án...
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang Võ Minh Trung phát biểu tại hội nghị.
Thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cải cách hành chính”, công tác cải cách hành chính của tỉnh Kiên Giang có nhiều tiến bộ, chỉ số cải cách hành chính có sự cải thiện và nâng lên.
Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Kiên Giang xếp hạng 41/63 tỉnh, thành phố, tăng 22 bậc so năm 2021 và tăng 20 bậc so năm 2020; trong đó, có 2 lĩnh vực xếp thứ hạng cao so cả nước: Cải cách tổ chức bộ máy xếp hạng 1/63 tỉnh, thành phố; cải cách thể chế xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 34 bậc so năm 2021.
Thực hiện “Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò và tầm trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước được nâng lên.
Nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực được nâng số lượng và chất hạng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Đến nay, toàn tỉnh có 30.819 cán bộ, công chức, viên chức; tiến sĩ chiếm 0,12%, thạc sĩ chiếm 6,22%, đại học chiếm 77,6%; tỷ lệ cán bộ trẻ dưới 40 tuổi chiếm 48%, cán bộ người dân tộc thiểu số 8,82%, nữ chiếm 56,45%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chiếm 3,42%, trung cấp 14,9%.
Công tác đào tạo và quản lý giáo dục nghề nghiệp từng bước ổn định, đi vào chiều sâu. Hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tổ chức đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; tập trung thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 67% năm 2020 lên 70,5% năm 2022. Giữa nhiệm kỳ đã giải quyết việc làm bình quân cho 36.338 lượt lao động...
Tin và ảnh: THỦY TIÊN
(KGO) - Thời gian qua, Chi bộ ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) khắc phục khó khăn, tích cực vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống. Chi bộ tăng cường công tác xây dựng Đảng, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Tổng số lượt truy cập: