18/08/2024 09:19
Các bạn trẻ đến xem triển lãm, sáng 17-8.
Triển lãm diễn ra đến ngày 30-9.
Theo tư liệu lịch sử, năm 1070 Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học.
Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Ban đầu, chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý theo học.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và cho mở rộng, thu nhận cả con cái của thường dân có sức học xuất sắc vào học...
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Với lịch sử hơn 700 năm hoạt động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước.
Tại di tích hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị về mặt kiến trúc - nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, khoa học và thẩm mỹ như hệ thống đồ thờ tự, tượng thờ, cổ vật… đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.
Là nơi gắn với giá trị hiếu học, tôn sư trọng đạo tôn trọng nhân tài, hàng năm Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là địa điểm khen tặng cho học sinh xuất sắc; tổ chức hội thơ vào ngày rằm tháng giêng và là nơi tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, khoa học…
Vào dịp Tết Nguyên đán hay trước mỗi kỳ thi, các sĩ tử thường đến xin chữ đầu xuân và cầu may trong thi cử, học hành. Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tin và ảnh: TRUNG HIẾU
(KGO) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 162/2024/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Tổng số lượt truy cập: