11/03/2022 15:59
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, những vi phạm trong quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay chủ yếu quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá công dụng của sản phẩm gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ, quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Giả danh các đài truyền hình sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, nhất là quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương. Quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo. Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Trong 2 năm 2020-2021, qua rà soát trên báo đài, website, mạng xã hội, từ thông tin phản ánh, Cục An toàn thực phẩm phát hiện 197 trường hợp vi phạm về hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, xử phạt gần 80 cơ sở, tổng số tiền xử phạt gần 4 tỷ đồng; đồng thời, chuyển Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông 375 đường link, website quảng cáo vi phạm. Cục Thương mại điện tử và kinh tế số đã yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shopee gỡ bỏ 79 gian hàng, 107 sản phẩm vi phạm trên sàn giao dịch điện tử Shopee.vn và triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các bộ, ngành, cơ quan quản lý theo chức năng nhiệm vụ cần thực hiện nghiêm túc trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quản lý quảng cáo hàng hóa, dịch vụ nói chung, nhất là quản lý hàng hóa thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng. Các bộ, ngành quản lý chỉ đạo các cơ quan phát hành quảng cáo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đăng công khai các đơn vị vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Y tế quản lý chặt chẽ hơn điều kiện để đăng ký bản công bố sản phẩm. Bộ Công thương tăng cường quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử, quản lý các công ty bán hàng đa cấp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp.
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan y tế, có biện pháp mạnh với Facebook, Google, YouTube, yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam về quảng cáo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng. Bộ Công an xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo…
Tin và ảnh: MI NI
(KGO) - Nhằm đảm bảo nước sinh hoạt và bảo vệ sản xuất của nhân dân trong mùa khô 2024-2025, tỉnh Kiên Giang đã lên phương án phòng, chống hạn mặn.
Tổng số lượt truy cập: