07/02/2023 18:00
Tại hội nghị, đồng chí Huỳnh Xuân Vũ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh giao là 5.328,116 tỷ đồng. Đến hết ngày 31-1-2023, giá trị giải ngân 4.779,837 tỷ đồng, đạt 89,71% kế hoạch, tăng 17% so cùng kỳ năm 2021.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang Huỳnh Xuân Vũ (đứng) báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Đến hết ngày 31-1-2023, nguồn vốn do các sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý có giá trị giải ngân là 2.250,138 tỷ đồng, đạt 96,39% so kế hoạch điều chỉnh cuối năm; nguồn vốn do cấp huyện quản lý có giá trị giải ngân là 2.529,699 tỷ đồng, đạt 84,5% so kế hoạch điều chỉnh cuối năm; 36 công trình, dự án lớn, trọng điểm do các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương quản lý có giá trị giải ngân là 2.066,829 tỷ đồng, đạt 95,05% kế hoạch…
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh có giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% như Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải… Các huyện, thành phố có giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên 95% như An Biên, Kiên Hải, Vĩnh Thuận, Tân Hiệp… Một số đơn vị có giá trị giải ngân vốn đầu tư công dưới 70% như TP. Phú Quốc, U Minh Thượng, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Lê Hữu Toàn (đứng) lý giải một số nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt theo kế hoạch năm 2022.
Bên cạnh kết quả đạt được, giải ngân vốn đầu tư công còn một số hạn chế ảnh hưởng tỷ lệ giải ngân, chậm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, giảm hiệu quả của dự án. Nhiều danh mục công trình còn bố trí vốn nhỏ lẻ, cá biệt có nhiều công trình tổng mức đầu tư chỉ từ hơn 100 triệu đồng gây khó khăn cho công tác quản lý dự án, làm tăng chi phí chuẩn bị đầu tư.
Một số dự án trọng điểm chuyển từ các năm trước sang nhưng thi công cầm chừng, còn vướng mắc như dự án đường bộ ven biển Rạch Giá - Hòn Đất, cảng hành khách Rạch Giá, đường ven sông Cái Lớn…
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, hụt thu nguồn sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải ngân chung của toàn tỉnh, nhất là các công trình thuộc ngành giao thông, nông nghiệp và các dự án trên địa bàn TP. Phú Quốc, các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, U Minh Thượng, An Biên…
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa (đứng) phát biểu, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các sở, ban, ngành, các địa phương.
Theo lãnh đạo một số địa phương, việc bố trí nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rơi vào cuối năm và là chương trình mới nên các địa phương không thể giải ngân kịp, ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị giải ngân vốn đầu tư công của cả năm…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn biểu dương cơ quan, địa phương giải ngân đạt trên 95%; phê bình cơ quan, địa phương giải ngân dưới 95% và đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị có liên quan.
Năm 2023, vốn đầu tư công của tỉnh là 6.241,736 tỷ đồng. Để thực hiện tốt giải ngân vốn năm 2023, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị nhà thầu tư vấn, hoàn tất các thủ tục liên quan. Tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị giải phóng mặt bằng, bồi thường cho các dự án. Đối với những công trình còn vướng mặt bằng, các địa phương phải rà soát và có kế hoạch xử lý dứt điểm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn (đứng) phát biểu kết luận hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương lựa chọn nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát có kinh nghiệm; thực hiện tốt công tác tổ chức thi công, công tác quyết toán. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các chủ đầu tư quyết toán chậm, xử lý để rút kinh nghiệm. Các ban quản lý, địa phương và nhà thầu phối hợp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi công, vướng khâu nào, xử lý khâu đó.
Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn yêu cầu các sở, ban, ngành tính toán, có thể gom các công trình nhỏ để giảm áp lực giải quyết thủ tục đầu tư, thanh toán, quyết toán; các địa phương xem xét chọn chủ đầu tư đủ điều kiện nhân lực để triển khai thực hiện tốt các công trình đầu tư công…
Tin và ảnh: THANH NHÃ
(KGO) - Sáng 11-12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Chính sách và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn hiện nay".
Tổng số lượt truy cập: