25/03/2022 07:52
Cụ thể, chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non với kinh phí thực hiện trên 9,7 tỷ đồng (kinh phí Trung ương trên 7 tỷ đồng, địa phương cân đối trên 2,7 tỷ đồng) hỗ trợ cho 7.125 đối tượng. Chính sách hỗ trợ học sinh và trường trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn với kinh phí trên 8,1 tỷ đồng (kinh phí Trung ương đã bổ sung trong cân đối ngân sách trên 8,1 tỷ đồng, trong năm không có phát sinh, địa phương tiếp tục theo dõi thực hiện).
Chính sách học bổng đối với học sinh dân tộc nội trú, có 1.670 đối tượng được hưởng chính sách với tổng kinh phí trên 28 tỷ đồng; trong đó, kinh phí Trung ương trên 20,7 tỷ đồng, địa phương cân đối 7,3 tỷ đồng. Chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP với tổng kinh phí thực hiện trên 35 tỷ đồng; trong đó, kinh phí Trung ương trên 20 tỷ đồng, địa phương cân đối trên 15 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 4 đối tượng, tổng kinh phí 36 triệu đồng (kinh phí được ngân sách Trung ương bổ sung dự toán đầu năm 2021 là 186 triệu đồng, kinh phí còn tồn 150 triệu đồng, địa phương tiếp tục theo dõi thực hiện). Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg, hỗ trợ 349 đối tượng với tổng kinh phí trên 4,7 tỷ đồng (chính sách này Trung ương chưa bổ sung kinh phí, địa phương đã cân đối để thực hiện).
Nhân viên Bưu điện huyện Vĩnh Thuận chi trả tiền bảo trợ xã hội thường xuyên cho người dân trên địa bàn xã Vĩnh Bình Bắc (Vĩnh Thuận).
Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí thực hiện trên 6,2 tỷ đồng hỗ trợ 10.680 hộ; trong đó, kinh phí Trung ương trên 4,9 tỷ đồng, địa phương cân đối trên 1,3 tỷ đồng. Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ với tổng kinh phí thực hiện trên 299 tỷ đồng; trong đó, kinh phí Trung ương trên 240 tỷ đồng, địa phương cân đối gần 59 tỷ đồng, hỗ trợ 51.767 đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ mai táng phí cho 3.599 đối tượng.
Chính sách bảo hiểm y tế với tổng kinh phí trên 562 tỷ đồng; trong đó, Trung ương bổ sung trên 476 tỷ đồng, địa phương cân đối trên 86 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, địa phương đã cân đối để thực hiện trên 3,6 tỷ đồng. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí thực hiện 677 triệu đồng (tổng kinh phí Trung ương bổ sung trên 1 tỷ đồng; như vậy, kinh phí còn thừa 338 triệu đồng, địa phương tiếp tục theo dõi thực hiện). Kinh phí đào tạo quân sự cấp xã, tổng thực hiện năm 2021 là 600 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương bổ sung dự toán đầu năm 367 triệu đồng; kinh phí còn thiếu đề nghị bổ sung là 233 triệu đồng.
Như vậy, tổng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách nêu trên địa phương còn thừa trên 8,6 tỷ đồng và kinh phí còn thiếu trên 181 tỷ đồng.
Tin và ảnh: VĨ AN
(KGO) - Nhằm đảm bảo nước sinh hoạt và bảo vệ sản xuất của nhân dân trong mùa khô 2024-2025, tỉnh Kiên Giang đã lên phương án phòng, chống hạn mặn.
Tổng số lượt truy cập: