01/09/2020 19:09
Vào mùa mưa, các dụng cụ, vật dụng chứa nước như vỏ xe, vỏ lon, gáo dừa khi ứ đọng nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes (muỗi vằn) gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng, phát triển. Muỗi này có thể trú ẩn ở những nơi ẩm thấp, bóng tối như các phòng học, phòng giữ trẻ do đóng cửa lâu ngày trong thời gian nghỉ hè.
Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá xây dựng kế hoạch chủ động phun hóa chất ở tất cả các điểm trường từ mầm non đến trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Anh Lê Nhựt Long - nhân viên Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá cho biết: “Từ ngày 28-8 đến 2-9, Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá phối hợp trạm y tế 12 phường, xã thực hiện phun hóa chất 83 điểm trường. Trong quá trình phun hóa chất có sự hướng dẫn, giám sát về chuyên môn của nhân viên y tế Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá, đảm bảo việc phun hóa chất đúng kỹ thuật, diệt muỗi đang trú ẩn ở khu vực khuôn viên trường và trong phòng học”.
Từ đầu năm 2020 đến ngày 23-8, TP. Rạch Giá ghi nhận 44 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 156 ca so cùng kỳ năm 2019 với 14 ổ dịch, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Bác sĩ Trần Văn Hội - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá cho biết: “Tuy dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Rạch Giá giảm so cùng kỳ năm 2019 nhưng Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá không chủ quan, lơ là trong việc PCDB. Thời điểm từ tháng 7 đến 11, muỗi Aedes, trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường phát triển mạnh. Loài muỗi này còn có thể truyền bệnh Chikungunya, đang bùng phát và lan rộng ở các tỉnh, thành phố của Vương quốc Campuchia, trong đó có tỉnh giáp biên giới tỉnh ta. Do đó, công tác diệt lăng quăng, diệt muỗi càng được Trung tâm chú trọng thực hiện”.
Anh Lê Nhựt Long - nhân viên Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá phun hóa chất diệt muỗi tại các điểm trường trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Đầu năm 2020 đến nay, phường An Hòa, ghi nhận 12 ca bệnh sốt xuất huyết với 5 ổ dịch, là phường có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất so các phường, xã trên địa bàn thành phố. Trạm Y tế phường tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Bác sĩ Lý Hương Duyên - Trưởng Trạm Y tế phường An Hòa nói: “Trạm Y tế phường đã triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, kiểm soát và kịp thời dập tắt các ổ dịch sốt xuất huyết; tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi cho người dân nâng cao ý thức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trạm kịp thời thông báo đến 7 điểm trường trên địa bàn mở cửa phòng học, hỗ trợ nhân viên y tế Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trước khi học sinh bước vào năm học mới”.
Bệnh tay chân miệng cũng có nguy cơ tăng vào đầu năm học. Theo bác sĩ Trần Văn Hội, bệnh tay chân miệng thường bắt đầu gia tăng vào đầu tháng 9, do thời tiết thời điểm này thuận lợi cho virus gây bệnh tay chân miệng phát triển. Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi họng, mụn nước của người nhiễm virus nên dễ bùng phát thành dịch, nhất là ở những địa điểm sinh hoạt tập thể như trường học, nhà giữ trẻ. Đầu tháng 9 là thời điểm tựu trường, trẻ em tập trung nên bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh hơn nếu trường có trẻ mắc bệnh.
Trung tâm Y tế TP. Rạch Giá đã cấp cloramin B, tờ rơi, xà phòng… cho trạm y tế các phường, xã để cấp lại cho các điểm trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bài và ảnh: MI NI
(KGO) - Trong lịch sử khẩn hoang và phát triển vùng đất Nam bộ, hai tỉnh An Giang và Kiên Giang trải qua nhiều lần sáp nhập, điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính. Năm 2025, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW, trong đó dự kiến hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: