14/06/2021 18:05
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020 tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 3,85 triệu tấn (tăng 2,06% so năm 2019); 3 tháng đầu năm 2021, sản lượng khai thác đạt 857,4 ngàn tấn. Năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,05% so năm 2019. Đến tháng 12-2020, tổng số tàu cá của cả nước có 94.572 tàu. Đến ngày 30-4-2021, cả nước lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 26.865 tàu (chiếm 86,8%). Kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2020 đạt 3,435 tỷ đô la Mỹ, tăng 3,12% so năm 2019.
Hiện cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác, có 3.000 cơ sở chế biến quy mô nhỏ tại các làng nghề truyền thống...
Kiên Giang là một trong những tỉnh có nghề khai thác hải sản khá phát triển. Hàng năm, sản lượng khai thác chiếm khoảng trên 15% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước, trên 40% sản lượng khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng khai thác thủy sản quý I-2021 của tỉnh đạt 137.483 tấn.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng (bàn chủ tọa) - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị tại điểm cầu Kiên Giang.
Đến quý I-2021, toàn tỉnh Kiên Giang có 9.879 tàu cá. Đến ngày 1-5-2021, có 3.604/3.639 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 99% so tổng số tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của tỉnh thuộc diện phải lắp thiết bị. Số lượng lao động làm việc trên tàu cá hơn 69.000 người.
Toàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản, trong đó hơn 20 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản quy mô lớn, được cấp mã (mã code) đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang các nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh năm 2020 đạt gần 500 triệu đô la Mỹ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phùng Đức Tiến đề nghị lãnh đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai chiến lược thủy sản của tỉnh mình; quan tâm nhiều hơn ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai khác nói riêng. Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương theo dõi tình hình, diễn biến an ninh, trật tự trên biển, kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp, hỗ trợ cho ngư dân yên tâm sản xuất trên biển; tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn dưới luật; bám sát mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Đồng chí Phùng Đức Tiến đề nghị Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương chủ động xây dựng các công trình, dự án, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện; rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của các cảng cá để bảo đảm đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ như kiểm soát được tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ, thu nhật ký, báo cáo khai thác và xác nhận nguồn gốc thủy sản theo quy định mới…
Đồng thời, tăng cường các giải pháp hiệu quả về việc tháo gỡ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương; củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích các địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ các hình thức liên kết chuỗi tròn khai thác thủy sản phát triển…
Tin và ảnh: MI NI
(KGO) - Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang định kỳ tháng 12-2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chỉ đạo và nhắc nhở các sở, ngành, địa phương không được tự mãn mà phải tiếp tục xem công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục.
Tổng số lượt truy cập: