24/04/2024 13:56
Đại diện Trường đại học Cần Thơ và lãnh đạo huyện Vĩnh Thuận ký kết biên bản bàn giao chương trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất huyện Vĩnh Thuận.
Chiều 23-4, Trường đại học Cần Thơ bàn giao cho UBND huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), chương trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế và xã hội huyện Vĩnh Thuận.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân tích chỉ ra rằng Vĩnh Thuận có 12 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, 17 vùng thích nghi về kinh tế phù hợp 5 kiểu sử dụng đất có triển vọng gồm: Lúa 2 vụ, lúa 2 vụ - màu, tôm - lúa, thủy sản mặn - lợ và cây khóm.
Xác định được 6 vùng ảnh hưởng do mặn, thời gian mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước ngọt, khả năng tưới và đề xuất biện pháp quản lí hiệu quả nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Chương trình cũng đề xuất các phương án bố trí sử dụng đất nông nghiệp, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2040 của Vĩnh Thuận...
“Dựa trên các phân tích, đánh giá trong chương trình, Vĩnh Thuận có đủ điều kiện để mạnh dạn đề xuất, đăng ký với UBND tỉnh Kiên Giang tham gia vào nhiều chương trình quốc gia về nông nghiệp, mà trước mắt là chương trình 1 triệu hec-ta lúa chất lượng cao…”, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quang Minh - Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Trường đại học Cần Thơ nói.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận Lê Văn Đủ đánh giá cao giá trị thực tiễn của chương trình nghiên cứu. Đồng thời, khẳng định sau khi tiếp nhận chương trình sẽ có kế hoạch chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn nghiên cứu, triển khai thực hiện trong thời gian tới…
Tin và ảnh: TRUNG HIẾU
(KGO) - Nhằm đảm bảo nước sinh hoạt và bảo vệ sản xuất của nhân dân trong mùa khô 2024-2025, tỉnh Kiên Giang đã lên phương án phòng, chống hạn mặn.
Tổng số lượt truy cập: