18/09/2024 07:47
Các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người nhằm khắc phục hạn chế, khó khăn hiện nay, bảo đảm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; cơ bản nhất trí với một số nội dung tại dự thảo luật.
Đại biểu tập trung thảo luận về đối tượng cần được tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người; quyền và trách nhiệm cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người…
Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang Lê Văn Sơn cho rằng, từ “tuyển mộ” tại khoản 1, Điều 2 dự thảo Luật chưa thể hiện bản chất của hành vi mua bán người, đề nghị sửa thành cụm từ “dụ dỗ, xúi dục, lôi kéo”.
Thượng tá Nguyễn Việt Tiến - Phó trưởng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Kiên Giang đóng góp dự án Luật.
Thượng tá Nguyễn Việt Tiến - Phó trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Kiên Giang cho rằng, cần có quy định về việc giữ bí mật đối với người đang được xác minh có phải là nạn nhân của hành vi mua bán người hay không.
Phó trưởng Phòng Chính sách xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang Phạm Kiều Diễm cho rằng, dự thảo Luật đã bổ sung điều khoản nghiêm cấm hành vi mua bán bào thai là rất cần thiết và phù hợp thực tiễn. Đây sẽ là cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.
Tại điểm đ, Điều 6 dự thảo Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Mau đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nội dung vì sao phải có nội dung “Được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nạn nhân”.
Có ý kiến đề nghị, tại điểm 5, Điều 7 dự thảo Luật bổ sung đối tượng nam giới trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục vì thực tế nam giới cũng là nạn nhân của các hành vi phạm tội mua bán người. Ở Điều 14, khoản 2, có ý kiến đề nghị thay cụm từ “hành vi bị nghiêm cấm” thành cụm từ “tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm” cho phù hợp hơn.
Tin và ảnh: ĐẶNG LINH
(KGO) - Tại hội thảo khoa học hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản gắn với công tác khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững nghề cá, tỉnh Kiên Giang cần tổ chức quy hoạch lại nghề khai thác thủy sản để khắc phục được những tồn tại, hạn chế; gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Tổng số lượt truy cập: