22/08/2024 16:19
Quang cảnh hội thảo.
Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu và triển khai giải pháp giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer vùng biên giới tại huyện Giang Thành và TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” được triển khai từ tháng 9-2023 với 4 mô hình sinh kế thí điểm.
Tham gia các mô hình, 35 hộ đồng bào Khmer được giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn; được hỗ trợ con giống, cây giống, vắc-xin, phân bón, phân vi sinh, các nguyên phụ liệu, dụng cụ sản xuất nông nghiệp… Kinh phí hỗ trợ các mô hình từ 7 - 10 triệu đồng/hộ, trong đó vốn sự nghiệp khoa học 50% và các hộ tham gia mô hình đối ứng 50%.
Phó Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Kiên Giang Phạm Thị Thơm (bìa phải) và Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Nương - Giảng viên trường Chính trị tỉnh tặng quà cho các em học sinh vượt khó học giỏi.
Thạc sĩ Huỳnh Thị Hồng Nương - Chủ nhiệm đề tài cho biết sau khi triển khai thí điểm, kết quả mô hình trồng khoai lang đạt năng suất 600kg/ha, giá bán 12.000 đồng/kg (trước đây 8.000 đồng/1kg), thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/hộ.
Mô hình nuôi bò vỗ béo, đến nay bò nuôi đạt trọng lượng 230kg/con. Mô hình nuôi heo sinh sản, đến nay 6/8 hộ có heo đã sinh sản 54 heo con, còn lại 2 hộ đang trong giai đoạn heo sinh trưởng tốt và đã phối giống, qua khảo sát sơ bộ dự kiến cho thu nhập khoảng 11 triệu đồng/hộ.
Việc triển khai dạy vẽ trên sản phẩm cỏ bàng giúp các hộ đồng bào Khmer sau khi tham gia mô hình đã vẽ thông thạo, giá trị sản phẩm cỏ bàng tăng lên 15 - 20%, tổng thu nhập hàng tháng tăng từ 1-3 triệu đồng/người.
Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên OCOP Kiên Giang ký biên bản ghi nhớ với Hợp tác xã Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ (Giang Thành) về hợp tác, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cỏ bàng.
Tại hội thảo, đại biểu thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện triển khai các mô hình sinh kế thí điểm; đề xuất các nhóm giải pháp khả thi góp phần giải quyết việc làm cho đồng bàoKhmer tại huyện Giang Thành, TP. Hà Tiên; đánh giá về ưu điểm và hạn chế của từng mô hình sinh kế trong quá trình triển khai...
Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang Phạm Thị Thơm đánh giá đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đề tài đã triển khai đúng các nội dung của kế hoạch và các mô hình, góp phần giải quyết việc làm, trang bị kiến thức sản xuất khoa học để sản xuất đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho đồng bào Khmer huyện Giang Thành và TP. Hà Tiên.
Dịp này, Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang tặng 2 phần quà cho học sinh vượt khó, học giỏi; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên OCOP Kiên Giang ký biên bản ghi nhớ với Hội Nông dân phường Mỹ Đức (TP. Hà Tiên) và Hợp tác xã Phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ (Giang Thành) về hợp tác, hỗ trợ tiêu thụ khoai lang và sản phẩm cỏ bàng.
Tin và ảnh: THANH NHÃ
(KGO) - Năm 2024, Kiên Giang có mức tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%, đứng thứ tư khu vực đồng bằng sông Cửu Long; quy mô nền kinh tế đạt hơn 144.000 tỷ đồng, tăng hơn 15.000 tỷ đồng so năm 2023; GRDP bình quân đầu người đạt 81,84 triệu đồng/năm.
Tổng số lượt truy cập: