30/06/2022 17:23
Từ đầu mùa khô đến nay, địa bàn tỉnh xuất hiện 2 đợt mặn xâm nhập mạnh và sâu vào nội đồng. Tỉnh chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp như vận hành hiệu quả hệ thống cống, đắp các đập tạm ngăn mặn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên môn và cả hệ thống chính trị đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho 284.000ha lúa đông xuân và nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong cả mùa khô 2021-2022.
Trong các tháng đầu năm 2022, thiên tai làm 2 người chết, 2 người bị thương, sập 26 căn nhà, tốc mái 76 căn, ước thiệt hại về vật chất khoảng 1,54 tỷ đồng. Tình hình sạt lở bờ biển tiếp tục diễn ra, tháng 5-2022, mưa lớn kéo dài và gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, sóng biển dâng cao làm vỡ đoạn đê dài 30m, rộng 25m đoạn từ vàm Kim Quy hướng về cống Mương Đào, xã Vân Khánh (An Minh), ảnh hưởng đến 500ha sản xuất và 150 hộ dân thuộc 2 xã Vân Khánh và Vân Khánh Tây (An Minh). Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định về công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển nghiêm trọng cần khắc phục tại khu vực này.
Đồng chí Lê Quốc Anh (đứng) - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Quốc Anh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung tổ chức quán triển, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg, ngày 1-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả đạt được, hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó hiệu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn một cách cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương.
Đồng chí Lê Quốc Anh đề nghị UBND huyện An Minh khẩn trương khắc phục, gia cố tình trạng sạt lở đê biển nghiêm trọng trên địa bàn xã Vân Khánh, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống của người dân trong khu vực. UBND các huyện, thành phố thực hiện lồng ghép các nội dung đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đầu tư nâng cao khả năng chống chịu của công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đê điều, hồ đập xung yếu nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ, khu vực tránh, trú bão cho tàu, thuyền, di dời dân cư khẩn cấp khỏi vùng thiên tai.
Đồng chí Lê Quốc Anh yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để huy động nhân lực, phương tiện và trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, địa phương khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thành lập quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh và quy định chi tiết nội dung chi và mức chi theo quy định của Chính phủ. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo xây dựng, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão, kiểm tra, rà soát xử lý, khắc phục các tuyến công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, đảm bảo an toàn vận tải khi mưa bão xảy ra. Sở Xây dựng rà soát các quy hoạch tiêu thoát nước, khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị, TP. Phú Quốc…
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang định kỳ tháng 12-2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chỉ đạo và nhắc nhở các sở, ngành, địa phương không được tự mãn mà phải tiếp tục xem công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục.
Tổng số lượt truy cập: