29/04/2021 16:03
Tại chợ hải sản TP. Hà Tiên, cua biển còn sống được bán với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/kg; ghẹ sống giá 400.000 - 450.000 đồng/kg; hàu nhân giá 180.000 - 220.000 đồng/kg; ốc hương giá 300.000 - 330.000 đồng/kg; mực loại to giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; tôm sú giá 260.000 - 300.000 đồng/kg. các loại cá thu, cá bớp bán giá từ 170.000 - 260.000 đồng/kg, cá ngừ bán với giá từ 58.000 - 100.000 đồng/kg...
Chị Bùi Thị Trân, thương lái tại chợ hải sản TP. Hà Tiên cho biết: “Trung bình mỗi ngày tôi thu mua trên 400kg cá biển các loại, hơn 300kg mực tươi của ngư dân, sau đó bán cho người dân và đóng thùng đá lạnh bán cho khách du lịch. Nhiều hôm nguồn hàng không đủ cung cấp cho khách”. Theo chị Trân, giá hải sản mùa nắng nóng thường tăng, do mùa này là mùa đánh bắt thất thu nhất trong năm, nguồn cung ít nên giá tăng.
Tiểu thương bán hải sản tại chợ hải sản TP. Hà Tiên giới thiệu ghẹ còn tươi cho khách.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Sen - chủ cửa hàng hải sản tươi sống Năm Vạn (TP. Rạch Giá) cho biết: “Cửa hàng tôi có điểm thu mua hải sản tươi sống ngoài quần đảo Nam Du (Kiên Hải). Để có lượng hải sản tươi sống thường xuyên, chúng tôi liên kết một số tàu đánh bắt thủy hải sản để thu mua hàng ngày. Mùa này, sản lượng đánh bắt ít nên phải tăng giá mua để ngư dân có chi phí thực hiện các chuyến đánh bắt tiếp theo”.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Sen - chủ cửa hàng hải sản tương sống Năm Vạn, TP. Rạch Giá bên các mặt hàng thủy, hải sản tươi sống tại cửa hàng.
Theo chị Mỹ Sen, giá các loại hải sản từ đầu tháng 4 bắt đầu tăng bình quân từ 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và loại hải sản. Nguyên nhân giá hải sản tăng cao chủ yếu do nhu cầu lượng hải sản tại thị trường TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh. Trong khi đó hiện tại Kiên Giang và các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu đang ở thời điểm cuối mùa vụ nuôi trồng thủy, hải sản nên nguồn cung không đủ cầu. Hầu hết các loại hải sản có giá cao chủ yếu là sản phẩm loại I, tươi sống phục vụ cho các nhà hàng lớn.
Trong khi các loại thủy, hải sản tăng giá thì cá bống mú lại giảm giá nhiều. Chị Bùi Thị Trân cho biết: “Cá bống mú là loại hải sản xuất khẩu. Từ khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 đến nay hoạt động xuất khẩu loại hải sản này khó khăn, do đó nguồn cung nhiều nhưng ít thương lái mua nên giá giảm”.
Theo chị Trân, những năm trước chưa ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, cá bống mú được bán lẻ với giá 300.000 - 350.000 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn 220.000 - 280.000 đồng/kg tùy loại.
Bài và ảnh: HUỲNH LÀI
(KGO) - Tại hội thảo khoa học hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản gắn với công tác khắc phục thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, có ý kiến cho rằng, để phát triển bền vững nghề cá, tỉnh Kiên Giang cần tổ chức quy hoạch lại nghề khai thác thủy sản để khắc phục được những tồn tại, hạn chế; gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Tổng số lượt truy cập: