06/10/2023 21:18
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn phát biểu tại hội nghị.
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi và phát triển. GRDP 9 tháng tăng 5,63%, cao thứ 2 từ đầu nhiệm kỳ đến nay (chỉ sau năm 2022 tăng 8,75% - là năm phục hồi sau đại dịch COVID-19). Doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể giảm so cùng kỳ…
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được quan tâm tổ chức. Nhiệm vụ năm học mới được triển khai theo kế hoạch. An sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện khá tốt, mang lại hiệu quả thiết thực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện theo kế hoạch…
Tại hội nghị, UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang đề xuất, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lộ trình thực hiện không cấp văn bản chấp thuận cải hoán đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ theo Quyết định số 208/QĐ-TTg, ngày 10-3-2023 của Thủ tướng Chính phủ (vì hiện nay nhiều địa phương có cách hiểu khác nhau) và sớm trình cấp thẩm quyền ban hành chính sách chuyển đổi nghề theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 2 Quyết định số 208/QĐ-TTg.
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn thực hiện, UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị cho chủ trương để tỉnh chỉ cấp văn bản chấp thuận cải hoán đối với nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ hiện có, không để phát sinh thêm tàu mới hoạt động 2 loại nghề trên.
Quang cảnh hội nghị.
UBND tỉnh Kiên Giang cho biết một số khó khăn trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, ngày 13-4-2015 và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP, ngày 11-7-2019 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.
Theo đó, điểm 1, khoản 4, Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ như sau: “Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”. Điều này gây khó khăn cho tỉnh Kiên Giang trong quá trình triển khai thực hiện, bởi đặc thù ngành nông nghiệp Kiên Giang còn nhiều xã sản xuất tôm - lúa nên việc sử dụng đúng mục đích theo nội dung trên là rất khó, đồng thời nhu cầu về giao thông nông thôn rất lớn, nhất là mục tiêu đầu tư theo tiêu chí nông thôn mới hiện nay
UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang đề xuất, kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quy định “sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng cho hỗ trợ người trồng lúa…”, đề nghị sửa đổi quy định như sau: “Sử dụng kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu thực tế của từng địa phương”.
Đồng thời, cho phép tỉnh Kiên Giang sử dụng 50% nguồn vốn hỗ trợ người dân để đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn và duy tu, nạo vét kênh phục vụ tưới tiêu để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Kiên Giang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2023; đồng thời ghi nhận ý kiến, kiến nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có chuyên môn tốt, am hiểu pháp luật, có thái độ hòa nhã, chuẩn mực khi giao tiếp, giải quyết thủ tục cho công dân.
Tin và ảnh: THU OANH
(KGO) - Tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang định kỳ tháng 12-2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chỉ đạo và nhắc nhở các sở, ngành, địa phương không được tự mãn mà phải tiếp tục xem công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục.
Tổng số lượt truy cập: