09/04/2024 10:26
Một căn nhà của người dân xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng bị sụp xuống kênh.
Sáng 9-4, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) Dương Quốc Khởi cho biết, địa phương và các đơn vị liên quan trong đoàn khảo sát của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang thống nhất kết quả khảo sát khu vực vùng đệm U Minh Thượng bị sạt lở, sụt lún ở cấp độ 2.
"Đồng thời, đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công cố tình huống khẩn cấp thiên tai về sạt lở đất, sụt lún do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng để có cơ sở triển khai các giải pháp khẩn cấp, khắc phục hậu quả trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng Dương Quốc Khởi thông tin".
Địa phương và đoàn khảo sát xuống hiện trường khảo sát tình hình sạt lở, sụp lún.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng Dương Quốc Khởi, đầu tháng 3 đến nay, các kênh đê bao ngoài và kênh trong vùng đệm U Minh Thượng cạn nước, mặt nước hiện tại cách độ mặt đường khoảng 5m. Nắng hạn kéo dài và lượng mưa trái mùa không đáng kể, nhu cầu bơm tưới từ hệ hống kênh để dự trữ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân lớn đã gây ra sạt lở, sụt lún đường giao thông.
Đến nay, trên địa bàn huyện U Minh Thượng có 310 điểm sạt lở, sụt lún với tổng chiêu dài trên 7.500m đường; 26 căn nhà sụp lún, ước tổng thiệt trên 83,6 tỷ đồng.
Tin và ảnh: THỦY TIÊN
(KGO) - Trong lịch sử khẩn hoang và phát triển vùng đất Nam bộ, hai tỉnh An Giang và Kiên Giang trải qua nhiều lần sáp nhập, điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính. Năm 2025, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW, trong đó dự kiến hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Tổng số lượt truy cập: