Báo Kiên Giang Báo Kiên Giang
  • Video
  • Podcast
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Giải trí
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới

Thời sự Trong tỉnh

Theo dõi báo điện tử Kiên Giang trên

Có một căn cứ lòng dân tại đất Giồng Riềng anh hùng

26/08/2020 18:52

Giữa tháng 8-2020, chúng tôi về thăm ấp Thạnh Thới, xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), nơi những năm 1954-1960, người dân kiên cường bám trụ xóm, ấp, biến nhà mình thành “địa chỉ đỏ” nuôi chứa cán bộ cách mạng. Câu chuyện về những người dân thà bị tra tấn, tù đày, giết hại chứ quyết không khai báo để bảo vệ an toàn nhiều cán bộ của tỉnh làm chúng tôi rơi nước mắt.

“THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG KHAI NỬA LỜI”

88 tuổi, sức khỏe ông Huỳnh Văn Bùi (Út Bùi) giảm sút nhiều nhưng giọng nói và đôi mắt vẫn ánh lên sự kiên nghị. Chấn thương từ những năm bị tù đày, tra khảo, giờ mỗi khi “trái gió trở trời”, sức khỏe ông Bùi ngày thêm suy kiệt.

Nhìn ra bờ kênh trước nhà, ông Bùi kể: “Khoảng tháng 9-1959, tôi bơi xuồng chuẩn bị đưa một đồng chí  cán bộ của tỉnh qua sông thì bị địch phát hiện. Tôi đạp xuồng trở lại, nhanh chóng đưa đồng chí vào hầm bí mật ẩn nấp an toàn rồi trở ra tìm cách đánh lạc hướng bọn địch. Không may tôi bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, tưởng chừng không sống nổi nhưng tôi dặn lòng thà chết chứ không khai nửa lời”. Giặc không bắt được người cán bộ tỉnh đã trốn thoát, lại không khai thác được gì từ ông Bùi nên đánh đập tàn bạo hầu hết người dân trong ấp nhưng không ai khai gì. Riêng ông Bùi sau 1 đêm bị tra tấn với đủ mọi cực hình đến “chết đi sống lại” mà vẫn không khai ra cán bộ cách mạng đang nằm vùng tại nhà mình. Ông bị giặc đưa đi cầm tù tại Giồng Riềng.

Một trong những gia đình có công nuôi chứa cán bộ của tỉnh những năm 1958-1959 tại ấp Thạnh Thới còn có gia đình bà Huỳnh Thị Cao. Vốn khá giả với dịch vụ làm máy cày và lúa gạo, gia đình bà Cao dễ dàng qua mặt bọn địch khi mỗi chuyến ra chợ mua dầu là mỗi chuyến quân ta có thêm thuốc men trị vết thương.

Bà Cao nhanh nhạy, khôn khéo nên được cha giao nhiệm vụ mang cơm cho các chú ngoài đồng. 13 tuổi nhưng bà Cao khéo léo trong việc giữ an toàn cho các anh, các chú đang ẩn nấp ngoài đồng. Tay mang giỏ xách cơm, miệng bà Cao hát nghêu ngao để ra hiệu cho các chú biết đang “êm” để ra lấy cơm nước. Lúc đó, thấy bà Cao còn nhỏ tuổi, mỗi lần đi đồng về lại có chuột đãi nhậu nên bọn lính không hề nghi ngờ.

Đến năm 1959, nhiệm vụ của bà Cao nhiều hơn. Không chỉ đem cơm tiếp tế, ban đêm bà đi đưa thư, kịp thời đưa nhiều thông tin quan trọng phục vụ cách mạng. Những đêm chiến sĩ bị thương nhiều từ huyện Tân Hiệp chuyển về, trong điều kiện thuốc men điều trị bệnh hạn hẹp, bà thức trắng đêm giặt băng, sau đó hấp bằng nước sôi để tái sử dụng. Gan dạ, mưu trí, nhiều lần bà Cao cùng cha vận chuyển thuốc men ngang nhiên trước họng súng quân thù mà chưa một lần bị phát hiện.

CĂN CỨ LÒNG DÂN

Theo tài liệu do Ban Tuyên giáo Huyện ủy Giồng Riềng cung cấp, được sự đùm bọc của nhân dân ấp Thạnh Thới, Tỉnh ủy Rạch Giá đã chọn ấp Thạnh Thới làm nơi đóng cơ quan để lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh chống Mỹ - Diệm giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960. Tại nơi này, từ năm 1958-1959, diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, nhiều hội nghị của Tỉnh ủy được tổ chức để lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Diệm.

Bà Trần Thị Tiến, ngụ ấp Thạnh Thới, xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng chỉ cho chúng tôi xem nơi từng là hầm bí mật mà bà Huỳnh Thị Chà, mẹ của bà đã tự tay đào để nuôi chứa cán bộ cách mạng.

Để ghi nhận công lao đùm bọc, che chở của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tỉnh ủy đã quyết định xây dựng Nhà bia kỷ niệm Khu Di tích căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) giai đoạn 1958-1959 trên phần đất nền nhà của bà Huỳnh Thị Chà (Bảy Chà) tại ấp Thạnh Thới, một trong những gia đình trực tiếp nuôi chứa cán bộ Tỉnh ủy trong thời gian Tỉnh ủy về đóng căn cứ tại đây.

Vào thăm Nhà bia kỷ niệm Khu Di tích căn cứ Tỉnh ủy Rạch Giá tại ấp Thạnh Thới, bà Trần Thị Tiến (con bà Huỳnh Thị Chà) chỉ cho chúng tôi những nơi từng là hầm bí mật mà mẹ bà tự tay đào để bảo vệ các đồng chí cán bộ của tỉnh. Bà Tiến nói: “Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10-59 điên cuồng bắn giết bất kể ai mà chúng cho là Việt Cộng. Lúc bấy giờ, nhà nào nuôi chứa cách mạng bị phát hiện chỉ có con đường chết. Vậy mà má tôi vẫn kiên cường trụ bám, chắt chiu từng củ khoai, lon gạo, hũ mắm để nuôi nấng, đùm bọc, chở che cho cách mạng”.

Khi quê hương không còn bóng giặc, nơi những căn hầm bí mật chở che cán bộ trong kháng chiến nay trở thành những vườn cây xanh tốt, những căn nhà tường khang trang. Nhân dân Thạnh Thới vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, chung sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xứng đáng là một phần máu thịt của đất Giồng Riềng anh hùng, trung dũng, kiên cường.

Bài và ảnh: ĐẶNG LINH

Tin cùng mục

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chào An Giang”

(KGO) - Tối ngày 30-6, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Chào An Giang” chào mừng sự kiện thành lập tỉnh An Giang theo Nghị quyết số 202 ngày 12-6-2025 của Quốc hội.

  • Công bố thành lập tỉnh An Giang
    Công bố thành lập tỉnh An Giang
  • An Giang mới - bước đi chiến lược, vì dân, vì phát triển
    An Giang mới - bước đi chiến lược, vì dân, vì phát triển
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
    Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025
  • [Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang
    [Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Tin nổi bật

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

[Megastory] An Giang mới: Không gian lớn cho khát vọng lớn

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Công bố thành lập tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Danh sách 102 Bí thư Đảng ủy xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021-2026

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] Chân dung 17 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2020-2025

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

[Infographics] 102 xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang

Sức mạnh của đoàn kết

Sức mạnh của đoàn kết

  • Ẩm thực
  • Chính trị
  • Nông thôn mới
  • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Phóng sự - Ghi chép
  • Thời trang
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Tinh gọn bộ máy
  • Văn hóa - Giải trí
  • Cải cách hành chính
  • Giáo dục
  • Khoa học - Công nghệ
  • Quốc phòng - An ninh
  • Pháp luật
  • Du lịch
  • Sức khỏe
  • Thế giới
  • Truyện ngắn
  • Thơ
  • Tản văn
Media Báo in
  • Theo dõi báo Kiên Giang trên
  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang
  • Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban Biên tập Báo và phát thanh, truyền hình An Giang
  • Toà soạn: Số 16 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Rạch Giá, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0297.3899008 - Email: toasoan@baokiengiang.vn.
  • © 2021 Bản quyền thuộc về Báo Kiên Giang
  • Liên hệ quảng cáo: 0297.3949460. - Fax: 0297.3877518
  • Giấy phép số 60/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 25/01/2022 
  • Ghi rõ nguồn khi phát hành thông tin tại website này.

Tổng số lượt truy cập: