03/07/2020 19:36
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, tháng 6-2020 tại điểm cầu Kiên Giang.
Tại điểm cầu Kiên Giang, các đồng chí: Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang; Đặng Tuyết Em - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Đỗ Thanh Bình - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh dự.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam quý II-2020 tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua của nước ta nhưng so khu vực và thế giới là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, với chủ trương chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi dịch bệnh, thiết lập trạng thái bình thường mới. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Xuất siêu đạt mức 4 tỷ đô la Mỹ. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng, thu ngân sách đạt khá.
Nông nghiệp vẫn là bệ đỡ của nền kinh tế nước ta. Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, tháng 5 tăng 11,9% so tháng 4, tháng 6 tăng 10,3% so tháng 5. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6 tăng 27,9%.
Tại hội nghị, Chính phủ và các địa phương thảo luận các kịch bản, giải pháp để thực hiện mục tiêu kép trong nửa chặng đường còn lại của năm 2020, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, không để đổ gãy nền kinh tế.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Tuy tăng trưởng thấp, nhưng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, chúng ta cần bình tĩnh, chủ động, vững tin trong nhận định, đánh giá tình hình, không chủ quan nhưng tuyệt đối không được bi quan”. Nhận định tình hình còn khó khăn, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại mục tiêu kép, không để dịch bệnh trở lại, xóa đi thành quả đạt được, không vì kinh tế mà dễ dãi để dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tăng trưởng. Ví sự tăng trưởng của Việt Nam như “cỗ xe tam mã” gồm 3 cấu phần quan trọng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phải dùng mọi biện pháp thúc đẩy cả “ba con ngựa kéo” để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Về điều hành công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và tiền tệ, kích cầu thúc đẩy tăng trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lưu ý không chỉ phòng thủ dịch bệnh mà phải tiến công để phát triển; cần thống nhất chủ trương điều hành linh hoạt các công cụ tài chính, chính sách tài khóa, tiền tệ để kích thích tăng trưởng, không thể đi ngược thời đại, xu hướng chung. Vấn đề đặt ra cần có giải pháp, chính sách phù hợp.
Cho biết có gần 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc phân tích nếu giải ngân tốt thì đây sẽ là biện pháp kích cầu ngắn hạn hiệu quả, tạo động lực cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, địa phương có giải pháp cụ thể, chế tài cụ thể để bảo đảm giải ngân hết số vốn này. “Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải tập trung chỉ đạo công tác đầu tư công. Tại sao nhiều địa phương khác giải ngân tốt mà rất nhiều địa phương giải ngân chậm, lần này phải có chế tài mạnh”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, các bộ, ngành có giải pháp cụ thể hơn để phát huy vai trò, động lực của các địa phương, nhất là các địa phương là đầu tàu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm; cần có giải pháp mạnh hơn, đồng bộ để vực dậy dịch vụ, du lịch, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh hiện nay; tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành thực hiện tốt công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các địa phương tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới, chủ động các giải pháp ứng phó với hạn hán, lũ lụt; chuẩn bị tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng”...
Tin và ảnh: BÍCH LINH
(KGO) - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thêm 1 trường lấn chiếm đất ở đầm Đông Hồ với mức phạt 500 triệu đồng. Đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định xử phạt 3 trường hợp liên quan đến lấn chiếm đất ở đầm Đông Hồ.
Tổng số lượt truy cập: