24/07/2020 18:50
Các nhiệm vụ khác được Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đề ra là tiếp thu ý kiến góp ý của thành viên Chính phủ, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo “Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP, ngày 21-5-2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển”; “Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo”; hoàn thiện dự thảo trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư ban hành danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển Việt Nam; thông tư hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
Các giàn khoan khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ của Việt Nam.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; các quy chế quản lý tài chính, quy định kỹ thuật đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình trọng điểm; triển khai quản lý, vận hành có hiệu quả Trung tâm Kiểm định và Quản lý bến đỗ; nghiên cứu xây dựng đề án phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản biển, hải đảo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm số hóa, tích hợp và chia sẻ với các địa phương ven biển.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo kế hoạch tổng kết việc thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục triển khai thẩm định các hồ sơ đề nghị cấp phép nhận chìm, hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và hồ sơ liên thông cấp phép nhận chìm, giao khu vực biển đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg, ngày 17-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; cắt giảm các cuộc thanh, kiểm tra định kỳ, tập trung thanh, kiểm tra các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh, trong đó có nhiều kết quả nổi bật như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, nhiệm vụ; đặc biệt là công tác giao khu vực biển, cấp phép nhận chìm ở biển thực hiện đã đi vào nền nếp, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, địa phương có biển trong việc xử lý các hồ sơ giao khu vực biển để nhận chìm. Những kết quả đó đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển trên cả nước.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân biểu dương, đánh giá cao kết quả đã đạt được của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thời gian qua, đồng thời đề nghị thời gian tới, Tổng cục cần chú trọng vào công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cải cách hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng tham mưu về công tác kế hoạch - tài chính; nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức; nâng cao chất lượng tham mưu rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế. Tổng cục cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động khoa học, công nghệ; tăng cường công tác phối hợp đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo...
Theo TTXVN
(KGO) - Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 11 giờ ngày 11-9, có 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.
Tổng số lượt truy cập: