20/07/2021 08:24
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, các tác giả của báo cáo cho rằng phán quyết được đưa ra dựa trên các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định tính cần thiết của việc tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc trong khu vực tranh chấp trên cơ sở Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo nội dung báo cáo, mọi yêu sách của Trung Quốc liên quan đến “quyền lịch sử” ở Biển Đông không có giá trị pháp lý. Bản báo cáo dài 18 trang cũng phân tích tình hình phức tạp ở Biển Đông, đồng thời đánh giá cao sự tích cực của một số nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết tranh chấp, đề cao tầm quan trọng của sự đoàn kết, đồng thuận trong ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong đảm bảo an ninh khu vực.
Các đơn vị của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân Việt Nam huấn luyện trên biển.
Bình luận về phán quyết của PCA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lập trường của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, theo đó Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp quốc và Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước).
Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước và quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đề nghị tất cả các bên liên quan tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình được quy định trong Công ước, cùng nhau hợp tác, đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không và trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế”.
Nguồn: TTXVN
(KGO) - Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” được triển khai tại 12 tỉnh ĐBSCL gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long với diện tích một triệu héc-ta.
Tổng số lượt truy cập: