05/11/2023 11:17
Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:
Về quan điểm phát triển: Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch liên quan. Bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định và phát triển.
Khai thác hiệu quả lợi thế về biển, đảo, vị trí tiếp giáp với biển Tây để xây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia; Phú Quốc là đô thị biển đảo độc đáo, đặc sắc, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển - đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát huy tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng để cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối, thúc đẩy giao lưu, giao thương quốc tế với các nước trong khu vực.
Tập trung phát triển chuỗi đô thị ven biển, hướng biển để kết nối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế - xã hội giữa đất liền với hải đảo. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Một góc TP. Rạch Giá (Kiên Giang). Ảnh: PHƯƠNG VŨ
Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, bảo đảm kết nối giữa các đô thị động lực với các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm đầu mối, cảng biển và cảng hàng không; hình thành các hành lang kinh tế mới, vừa gắn kết với các hành lang kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, của quốc gia, vừa kiến tạo các không gian phát triển mới tại vùng U Minh Thượng, Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên.
Đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung mọi nguồn lực để phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chuyển đổi số; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và trên biển đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng các quan hệ ở chủ động hội nhập quốc tế. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hó phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giản nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Mục tiêu phát triển đến năm 2030
Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của Quốc gia. Các thành phố Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển. Trong đó, TP. Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; TP. Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; TP. Hà Tiên là đô thị di sản. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đản; người dân có cuộc sống văn minh, hạnh phúc.
Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 7,0%/năm. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 29,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,7%; trong đó, công nghiệp chiếm khoảng 15,0%, dịch vụ chiếm 41,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,6% trong cơ cấu kinh tế tỉnh.
GRDP bình quân đầu người đạt 127 triệu đồng, tương đương 4.985 USD. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng bình quân 4,7%/năm thời kỳ 2021-2030. Tỷ trọng kinh tế số chiếm 25-30% GRDP của tỉnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP đạt khoảng 40%. Ngành du lịch đạt khoảng 23,7 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa 22 triệu lượt và khách quốc tế 1,7 triệu lượt.
Về xã hội: Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 0,17%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 2% theo chuẩn hiện hành. Tỷ lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 90%. Tỷ lệ bác sĩ, giường bệnh trên 10.000 dân lần lượt đạt 11,9 bác sĩ và 36,4 giường bệnh.
Về tài nguyên và môi trường: Tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì 11-12%. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom được xử lý đạt 100% đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, y tế và 90% đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; 100% các đô thị và các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.
Một góc thị trấn An Thới, TP. Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: PHƯƠNG VŨ
Về đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng: Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 42-48%. Xây dựng 5 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp, Khu kinh tế Phú Quốc, Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên. Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98-100%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 50-55%.
Về quốc phòng, an ninh: Hoàn thành 100% các công trình trong khu vực phòng thủ của tỉnh; 70% các công trình trọng điểm trong khu vực phòng thủ huyện; 100% trụ sở làm việc của ban chỉ huy quân sự và công an cấp xã.
Giai đoạn sau năm 2030:
Thành lập Khu kinh tế ven biển Rạch Giá là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành; trọng tâm phát triển về thương mại, dịch vụ, logictics cảng biển, đô thị - dịch vụ - du lịch, công nghiệp ven biển, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới, nhằm phát huy tổng hợp tiềm năng, lợi thế của đô thị tổng hợp - chuyên ngành, trung tâm đầu mối về thuỷ sản và cảng hàng không Rạch Giá.
Thành lập Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và Khu vực cửa khẩu Giang Thành.
Tầm nhìn đến năm 2050:
Đến năm 2050, Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia; là cửa ngõ, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế quan trọng; Phú Quốc là trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp, du lịch sinh thái biển - đảo đặc sắc, với nhiều giá trị khác biệt, đẳng cấp quốc tế. Bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di sản, lịch sử của tỉnh được bảo tồn và thể hiện rõ nét.
Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển:
Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh kết nối du lịch, đầu tư, thương mại, sản xuất, tiêu dùng giữa đất liền với hải đảo, trọng tâm là Phú Quốc; nuôi hiểu khai thác hải sản bền vững, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế t hải sản, công nghiệp năng lượng tái tạo.
Tạo bước đột phá phát triển TP. Phú Quốc với cơ chế vượt trội về chính sách ưu đãi để tập trung huy động và ưu tiên nguồn lạ triển một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cho Phú Quốc.
Phát triển hướng biển, mở rộng không gian, lấn biển theo quy định pháp luật, sáng tạo, độc đáo, giàu bản sắc; hình thành không gian đô thị - dịch vụ đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện và năng lực tự nhiên.
Thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu quả quản trị công và cải cách thủ tục hành chính.
BẢO CHÂU
(KGO) - Sáng 17-9, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung làm trưởng đoàn đã đến thăm Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk (Vương quốc Campuchia).
Tổng số lượt truy cập: