19/06/2024 14:33
Phó Thủ tướng chỉ đạo, cơ quan soạn thảo cần chỉ ra định hướng tháo gỡ những vướng mắc về nguồn lực và hành lang pháp lý để thực hiện quy hoạch này.
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch ngành quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tạo lập theo quy định của Luật Quy hoạch.
Đối tượng của quy hoạch gồm: Báo chí, thông tin điện tử; phát thanh; truyền hình; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; xuất bản-in-phát hành. Đây là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo quốc gia, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc.
Mục tiêu của quy hoạch là tổ chức, sắp xếp hợp lý, tinh gọn mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và cơ sở xuất bản để phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin, văn hóa của nhân dân.
Thực hiện thành công chuyển đổi số, đổi mới mô hình quản lý, cách thức tổ chức, vận hành; đa dạng hoá phương thức cung cấp nội dung và hoạt động sản xuất kinh doanh trên đa nền tảng, đa phương tiện, lấy người dân làm trung tâm.
Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin; bắt kịp xu thế thông tin, truyền thông của thế giới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế và hình ảnh Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh dự thảo quy hoạch phải làm rõ ba vấn đề: Tầm quan trọng của đối tượng được quy hoạch; mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai; giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
Nhận định đây là nhiệm vụ khó khăn, nhạy cảm, Phó Thủ tướng giao cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Quy hoạch theo nguyên tắc phải bảo đảm thực chất, có tính mở và khả thi trong thực hiện nhưng không xung đột với các quy định, quy hoạch khác.
Đối với những nội dung mới so với chủ trương của các cấp có thẩm quyền, cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm và trình xin chủ trương của cấp có thẩm quyền trước khi đưa vào dự thảo Quy hoạch.
Cơ quan soạn thảo cũng cần chỉ ra định hướng tháo gỡ những vướng mắc về nguồn lực và hành lang pháp lý để thực hiện quy hoạch này, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cơ quan soạn thảo tiến hành trao đổi nghiêm túc với các cơ quan, địa phương liên quan, hiệu quả nhất là trao đổi trực tiếp thay vì trao đổi bằng văn bản.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, bảo đảm hoàn tất dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch trước ngày 30-6-2024.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông trình cấp có thẩm quyền chủ trương sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Phó Thủ tướng cho biết ông sẽ tham mưu cho Thủ tướng chủ trì cuộc họp với các cơ quan báo chí để tìm "lối ra" cho những khó khăn, vướng mắc chứ không chỉ dừng ở việc ghi nhận.
Nguồn chinhphu.vn
(KGO) - Sáng 12-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Tổng số lượt truy cập: