20/04/2023 18:09
Năm 2022, Việt Nam xảy ra 1.072 trận thiên tai, gồm: 7 cơn bão; 2 áp thấp nhiệt đới; 258 trận dông lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển....
Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và gấp 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so năm 2021.
Riêng từ đầu năm 2023 đến nay nước ta đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh sóng lớn trên biển. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.
Các địa phương đã bố trí 3.268 tỷ đồng từ ngân sách địa phương đầu tư công trình phòng, chống thiên tai. 99% số xã, phường trên cả nước đã thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai với 774.000 thành viên, đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Công tác ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện kịp thời, hỗ trợ người dân ổn định đời sống, sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu. Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 1.800 tỷ đồng cho 28 tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả thiên tai. Các địa phương đã trích 1.248 tỷ đồng từ quỹ phòng, chống thiên tai giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Điểm cầu trực tuyến tỉnh Kiên Giang tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.
Để ứng phó thiên tai trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp ứng phó thiên tai quyết liệt hơn, đặt nhiệm vụ bảo vệ tài sản tính mạng của người dân lên hàng đầu, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các cơ quan, bộ ngành Trung ương cần tập trung nâng cao năng lực dự báo, theo dõi, giám sát thiên tai chính xác, triển khai các biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống thiên tai. Trong đó, cần đặc biệt ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi giám sát thiên tai đảm bảo độ chính xác đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai.
Các lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tăng cường xử lý dứt điểm các khu vực trọng điểm đê điều, các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển; thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó biến đổi khí hậu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng động về phòng chống thiên tai. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các công trình phòng, chống thiên tai.
UBND các tỉnh, thành phố tổ chức xây dựng triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, kiểm tra rà soát các phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ", phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương; tổ chức diễn tập theo phương án, kịch bản được phê duyệt.
Bố trí nguồn lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp gắn với trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã…
Tin và ảnh: THÙY TRANG
(KGO) - Sáng 12-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Tổng số lượt truy cập: