12/02/2023 16:07
Năm 2023, Kiên Giang sẽ đưa đi đào tạo sau đại học 225 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó khối Đảng, đoàn thể 22 người, khối Nhà nước 203 người (ảnh minh họa). Ảnh: MI NI.
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND, ngày 8-2-2023 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước tỉnh Kiên Giang năm 2023 và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể và Nhà nước tỉnh Kiên Giang năm 2023.
Theo đó, năm 2023, đối với khối Đảng, đoàn thể tỉnh, Kiên Giang sẽ đưa đi đào tạo sau đại học 22 người, trong đó tiến sĩ 2 người, thạc sĩ 20 người; đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị 11 lớp với 776 người (trong đó, cao cấp lý luận chính trị 2 lớp, 176 người; trung cấp lý luận chính trị - hành chính 9 lớp, 600 người). Ngoài ra sẽ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 35 lớp, 3.301 người; trong đó bồi dưỡng ở nước ngoài 6 người, ngoài tỉnh 215 người, trong tỉnh 3.080 người.
Đối với khối Nhà nước sẽ đào tạo sau đại học 203 người (trong đó các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, thành phố 22 người; ngành giáo dục 94 người; ngành y tế 87 người). Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 85 lớp với 8.141 người (trong đó các sở, ban, ngành cấp tỉnh 50 lớp, 4.201 người; ngành giáo dục 2 lớp, 140 người; Công an 25 lớp, 3.320 người; Quân sự 2 lớp, 232 người; Biên phòng 6 lớp, 248 người).
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang cũng phê duyệt nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chuyển tiếp từ các năm trước. Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh chuyển tiếp từ các năm trước và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2023 là trên 80,6 tỷ đồng, trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng năm 2023 trên 48 tỷ đồng.
Quyết định số 296/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày ký ban hành. UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các cơ sở đào tạo tổ chức triển khai quyết định này.
HIỀN MINH
(KGO) - Ngày 1-7-2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tổng số lượt truy cập: