04/05/2023 15:32
Quang cảnh cuộc họp lấy ý kiến đóng góp dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 7 chương, 79 điều. Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đồng thời, dự án Luật bám sát 7 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 6-5-202; bám sát các nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cầu của Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Các đại biểu đã tập trung cho ý kiến vào các nội dung: Bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử; trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc bảo vệ người tiêu dùng; thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung...
Phó Chủ tịch UBND phường An Hòa, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) Nguyễn Chí Tâm (đứng) đóng góp ý kiến xung quanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Có ý kiến đề nghị cần nêu rõ hơn trong dự án Luật về việc đảm bảo hoạt động của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương. Đại biểu cho rằng hiện nay người tiêu dùng không chỉ giao dịch trực tiếp mà còn mua bán hàng hóa, giao dịch từ xa, giao dịch trên không gian mạng. Bên cạnh những thuận lợi do giao dịch trên mang lại thì người tiêu dùng cũng đang đối mặt với những rủi ro. Đó là người tiêu dùng có thể bị bán hàng không đảm bảo chất lượng, bị lợi dụng tên tuổi để gắn vào quảng cáo sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, dự án Luật cần bổ sung chặt chẽ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng.
Các đại biểu góp ý nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, trong đó đa số thống nhất cách dùng tên gọi “người tiêu dùng dễ bị tổn thương”. Đại biểu tán thành các quy định bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo…
Đại biểu cũng đề nghị cần bổ sung, điều chỉnh về đảm bảo an toàn thông tin của người tiêu dùng; trách nhiệm công bố, công khai thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng…
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu, để làm cơ sở cho Đoàn tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tin và ảnh: TRÚC LINH
(KGO) - Đến ngày 14-12-2024, mới có 36/63 UBND tỉnh có văn bản, công bố dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi (từ chương trình 120.000 tỷ đồng) trên cổng thông tin điện tử.
Tổng số lượt truy cập: