16/08/2023 16:23
THU NHẬP NÔNG DÂN CÒN THẤP
Trả lời chất vấn về thực trạng nông dân thu nhập còn thấp, cuộc sống bấp bênh, đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết theo niên giám thống kê, khảo sát, nông nghiệp là ngành có thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, người trồng lúa là người có thu nhập thấp nhất. Trong bối cảnh hiện nay, giá gạo tăng hàng ngày, đây cũng là thời cơ cải thiện thu nhập lớn đối với nông dân.
Đại biểu tại điểm cầu Kiên Giang theo dõi phiên chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết việc đảm bảo nguồn thu nhập cho nông dân là điều được Bộ trưởng hết sức quan tâm, trong đó việc cải thiện thu nhập không phải chỉ là vấn đề giá cả mà cần tính toán đến các chi phí.
Theo tính toán, thời gian qua, việc sản xuất lúa gạo giảm 20-25% chi phí đầu vào, do ứng dụng quy trình canh tác “ba tăng, ba giảm”, tiết kiệm đất, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tiết kiệm giống, tiết kiệm thuốc. Chi phí giảm xuống là thành quả giúp tăng thu nhập cho người dân.
Đồng chí Lê Minh Hoan cho rằng hiện nay chúng ta đang lo ngại giá cao hơn nữa có thể làm rối loạn ngành, gây thiếu bền vững. Đó cũng là một vấn đề.
Nếu nông dân nuôi trồng gì chỉ hưởng thu nhập từ sản phẩm đó thì chưa đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16-6-2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp, đa giá trị, tạo ra nhiều ngành, nghề khác, không gian trồng lúa, thời gian trồng lúa có thể lồng ghép, tạo ra nhiều không gian, thời gian cho các ngành, nghề khác.
Nếu chúng ta tận dụng tốt quỹ không gian, thời gian đó, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo những nghề nghiệp ở nông thôn thì nông dân không chỉ hưởng từ thành quả cây lúa mà có nhiều nguồn thu nhập khác.
Nông dân xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) thăm đồng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng cần liên kết lại trong hợp tác xã để có giá ưu đãi do mua nhiều, giúp tăng lợi nhuận. Cần nhìn nhiều chiều hơn về cấu trúc ngành hàng lúa gạo để có hướng khuyến khích nông dân vào hợp tác xã, mua chung, bán chung, hưởng dịch vụ chung, để có thu nhập từ nhiều phân khúc khác nhau, không phải chỉ từ nông sản nuôi trồng, tránh manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC
Việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo được sự quan tâm của nhân dân, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, được đại biểu Quốc hội trao đổi chi tiết, các địa phương, doanh nghiệp và nông dân trực tiếp gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng chí Lê Minh Hoan hiểu rằng các nội dung này không chỉ quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành, mà mỗi tin tức về giá cả, tin tức về giá lúa gạo là nỗi thấp thỏm, lo âu, niềm vui, sự phấn khởi của người dân làm nên hạt lúa gạo.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước 3 “biến” lớn: Biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Trong điều kiện thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ, những xung đột, những chính sách của các nước thay đổi liên tục, tính dự báo khó có thể cầu toàn, mà cần có sự linh hoạt ngắn hạn.
Trong hoàn cảnh như vậy, đồng chí Lê Minh Hoan kỳ vọng vào việc dự báo cần có giới hạn nhất định. Những dự báo tầm dài cần nỗ lực đảm bảo tính chính xác, tuy nhiên những dự báo ngắn hạn có sự thay đổi liên tục.
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại điểm cầu Kiên Giang.
Về an ninh lương thực, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo khi nảy sinh vấn đề mất an ninh lương thực hoặc khi một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo làm nảy sinh cơ hội, thời cơ cho chúng ta. Bộ trưởng đề nghị trong tình hình như vậy, cần có thái độ bình tĩnh, vì mọi vấn đề đều có thể phát sinh mặt trái nếu không quản lý tốt, nếu chỉ phân tích một khía cạnh, một phía thì sẽ không có được cái nhìn toàn diện.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ ưu tiên hiện tại là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực như một cam kết có trách nhiệm với thế giới về vấn đề an ninh lương thực, đồng thời cũng không gây sốc cho thị trường nội địa, hay làm ảnh hưởng tới giá tiêu dùng trong nước. Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quán triệt để thực hiện tốt công điện này.
Tin và ảnh: THU OANH
(KGO) - Sáng 12-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Tổng số lượt truy cập: